Chính sách của Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 80)

4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của

4.2.3 Chính sách của Ngân hàng nhà nước

Mặc dù đã có những động thái để tăng cường hoạt động quản lý rủi ro của các NHTM, song đến nay vẫn chưa có một hướng dẫn, quy định cụ thể nào về vấn đề này. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng ra đời từ năm 2005 chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các NHTM thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. Trong đó, theo quy định tại điều 7, các NHTM chưa bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho đến tháng 05/2008. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại lớn cũng đã xây dựng được cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Song, như một tư duy phổ biến, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng xây dựng trong thời gian vừa qua chủ yếu là để phục vụ công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Trong khi đó, những chức năng cơ bản khác của hệ thống này như hỗ trợ quyết định tín dụng, định giá khoản vay, xây dựng hạn mức chưa được quan tâm khai thác triệt để. Hiệp ước Basel II ra đời từ năm 2003, nhưng những nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của nó cũng chưa được ngân hàng nhà nước đề cập trong các văn bản quy định của họ. Các NHTM VN chưa có lộ trình cho việc phát triển hệ thống quản lý rủi ro theo Basel II. Nguyên nhân của việc chậm trễ này một phần là do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đang phát triển ở mức thấp so với thế giới. Do đó, việc áp dụng ngay tức khắc những chuẩn mực này có thể là không khả thi. Tuy nhiên, NHNN cũng cần đưa ra những hướng dẫn, làm bước chuẩn bị cho các NHTM trong việc từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro.

Với thực trạng quản lý rủi ro tín dụng còn thiên về nhất thời, ngắn hạn mà thiếu tính bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tính phòng ngừa chưa cao, thiên về các yếu tố định tính mà chưa có khả năng lượng hóa cụ thể rủi ro như hiện tại, có thể thấy, để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng và quản lý rủi ro nói chung, chi nhánh sẽ phải hoàn thành những bước đi cải tổ mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng và cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ tầng quản lý rủi ro tín

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w