0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản lý rủi ro của ngân hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 74 -74 )

4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của

4.1.1. Chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho quản lý rủi ro của ngân hàng

hàng

Mặc dù đã có những bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng, song định hướng chiến lược quản lý rủi ro mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo kinh doanh mang tính tổng quát như: cảnh báo hoặc hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề. Nói cách khác, quản lý rủi ro chưa được ưu tiên hàng đầu trong công tác hoạch định chiến lược của ngân hàng. Việc quản lý rủi ro chỉ được thực hiện ở cấp độ từng món cụ thể, hoặc những cảnh bảo trong từng thời kỳ và vì thế không thể phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng một cách tổng quan. Hơn thế nữa, một tư duy truyền thống của các nhà quản trị ngân hàng là chức năng quản lý rủi ro chỉ là chức năng phụ trợ. Do vậy, thiếu một thông điệp mạnh mẽ cho trong toàn ngân hàng về quản lý rủi ro.

Bên cạnh đấy, việc chuyển hướng trong chiến lược cho vay nhưng chưa được tổ chức nghiên cứu kỹ, chủ yếu tuân thủ chỉ đạo điều hành của NHNN, chưa tính đến chu kỳ của nền kinh tế. Thời kỳ “thừa vốn” chính sách cho vay có phần nới lỏng hơn về lãi suất và một số điều kiện vay vốn, thời gian xem xét phê duyệt. Điển hình trong những năm trước, do mở rộng cho vay và không có biện pháp giám sát việc sử dụng tiền vay của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản từ các năm trước đến nay vẫn chưa xử lý hết. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, nhiều chi nhánh tập trung cho vay vào lĩnh vực tàu biển. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, vận tải biển là ngành chịu ảnh hưởng nặng nền nhất, doanh nghiệp kinh doanh lỗ, không có khả năng trả nợ theo cam kết. Vì vậy, trong năm 2008, NHCT đã phải cơ cấu lại nợ của hầu hết khách hàng kinh doanh vận tải biển. Trong năm 2009, do được hưởng lợi từ chính sách kích cầu của chính phủ, lĩnh vực xây dựng cơ bản và bất động sản hoạt động sôi động trở lại. Theo đó, NHCT đã duyệt cho vay nhiều dự án đầu tư bất động sản có giá trị rất lớn.

Điều này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi thị trường bất động sản có biến động mạnh trong năm 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 74 -74 )

×