Ngân hàng Citibank của Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 41)

2. Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM

3.3.Ngân hàng Citibank của Mỹ

Để hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Citibank của Mỹ đã áp dụng các biện pháp:

Thứ nhất, phân định rõ chức năng của các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng, bao gồm:

- Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm phân bổ tín dụng, đồng thời để ra mức rủi ro chấp nhận được, mục tiêu chiến lược trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng mô hình quản lý rủi ro và giám sát thực hiện.

- Ban quản lý hạn mức tín dụng chịu trách nhiệm đối với hạn mức vay của từng khách hàng.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh chịu trách nhiệm đánh giá và cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay thông qua tiêu chuẩn 5C:

- Character; Năng lực quản trị của người đi vay. - Capacity: Năng lực tài chính của người đi vay. - Colleteral: Thế chấp bảo đảm khoản vay.

- Condition of industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động - Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng

Thứ ba, Citibank phân biệt quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt:

- Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực, tư cách và kỹ năng nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không căn cứ vào chức vụ của cá nhân trong ngân hàng.

- Quyền phê duyệt: ở Citibank, việc cấp tín dụng không phải do một người quyết định mà được quyết định bới ba cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định độc lập.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

VIETINBANK – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nhị Chiểu (Trang 41)