0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hoá rủi ro và quy trình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 75 -75 )

4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của

4.1.2. Ngân hàng chưa chú trọng phát triển các thước đo lượng hoá rủi ro và quy trình

và quy trình theo dõi tín dụng

Với ý thức quản lý, theo dõi tín dụng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động an toàn và lành mạnh của Ngân hàng, NHCT đã xây dựng một quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng chi tiết, cụ thể các khoản tín dụng để đảm bảo rằng, các khoản tín dụng đã cấp luôn được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, như đa số các NHTM, việc giám sát tín dụng của NHCT chủ yếu tập trung vào từng khoản tín dụng mà chưa có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể danh mục đầu tư tín dụng. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel II về giám sát ngân hàng, một hệ thống như vậy là cần thiết để phòng tránh tập trung tín dụng do đầu tư quá cao, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, vào: (i) một đối tác hoặc nhóm đối tác liên quan, (ii) một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế đặc biệt; (iii) một loại hình tín dụng; (iv) một loại tài sản thế chấp…và do đó tránh được các tác động xấu đến ngân hàng khi có những thay đổi bất lợi trong lĩnh vực tập trung tín dụng.

Hệ thống quản lý các giới hạn rủi ro của NHCT cơ bản chưa được tự động hoá, mới chỉ tự động hoá được khâu quản lý giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng ở phạm vi chi nhánh.

Ngoài hạn chế về hệ thống quản lý danh mục đầu tư tín dụng kể trên, một khiếm khuyết cơ bản khác của Ngân hàng trong quản lý tín dụng cần đặc biệt nhấn mạnh chính là việc thiếu hệ thống đo lường rủi ro tín dụng, một công cụ quan trọng để hỗ trợ các chính sách, thủ tục và quyết định tín dụng của Ngân hàng. Chính xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng hầu hết đều mang tính chung chung, định tính, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên chưa có tính khoa học, chính xác cao.

Những hạn mức phê duyệt, tiêu chuẩn về khách hàng, hệ thống chấm điểm tín dụng mặc dù đã được chú trọng thiết lập trên toàn hệ thống. Song những thước đo rủi ro theo thực hành quốc tế tốt nhất như PD, LGD, EAD chưa thể được tính toán.

Mặt khác, những hạn mức, tiêu chuẩn trên mới chỉ được thiết lập dựa trên những yếu tố định tính. Chẳng hạn, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng chỉ dừng lại ở việc tính thẻ điểm và khoảng giá trị cho từng nhân tố mà chưa có mô hình thống kê tính toán khả năng trả nợ của khách hàng. Hầu hết việc quản lý rủi ro được thực hiện dựa trên những đánh giá định tính. Khẩu vị rủi ro của ngân hàng, do đó, mới chỉ được thể hiện rất “mờ nhạt” ở những chỉ đạo tín dụng mang tính thời điểm. Nguyên tắc hoán đổi lợi nhuận - rủi ro chưa được áp dụng triệt để. Điều này thể hiện ở việc định giá khoản vay còn mang tính chung chung, áp dụng cùng một lãi suất đối với các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau. Kết quả là, việc kiểm tra, giám sát tính tuân thủ của các quy định rủi ro gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU (Trang 75 -75 )

×