Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu.

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 72)

- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lónh

2.6.Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu.

Hợp đồng bảo lãnh là một loại giao dịch dân sự, vì vậy hợp đồng này sẽ bị vô hiệu theo các quy định chung của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu. D-ới đây, chúng tôi sẽ phân tích các tr-ờng hợp giao dịch dân sự vô hiệu, ngoài ra sẽ xem xét các tr-ờng hợp đặc biệt dẫn đến hợp đồng bảo lãnh vô hiệu.

Ng-ời tham gia hợp đồng bảo lãnh không có năng lực hành vi dân sự

Khi hợp đồng bảo lãnh do ng-ời ch-a thành niên, ng-ời mất năng lực hành vi dân sự hoặc ng-ời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của ng-ời đại diện của ng-ời đó, Toà án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do ng-ời đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Thời gian yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong tr-ờng hợp này là hai năm, kể từ ngày hợp đồng đ-ợc xác lập (khoản 1, Điều 136 BLDS). Nh- vậy, các nhà làm luật tạo điều kiện cho bên tham gia giao dịch là ng-ời không

đầy đủ năng lực hành vi mà không có ng-ời giám hộ đ-ợc lựa chọn biện pháp khắc phục hậu quả, có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc mặc nhiên công nhận.

Ng-ời tham gia xác lập hợp đồng không đúng thẩm quyền

Chủ thể tham gia hợp đồng bảo lãnh phải là ng-ời từ đủ 18 tuổi và không bị hạn chế, mất năng lực hành vi. Nếu một ng-ời ch-a đủ 18 tuổi, hoặc đã đủ 18 tuổi nh-ng bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi theo quy định tại Điều 22, 23 BLDS tham gia giao kết hợp đồng bảo lãnh để bảo lãnh cho một nghĩa vụ dân sự, thì hợp đồng đó đ-ơng nhiên bị vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối).

Trong tr-ờng hợp bên bảo lãnh dùng tài sản thuộc sở chung của vợ chồng để bảo lãnh, thì phải đ-ợc sự đồng ý của hai vợ chồng hoặc của tất cả các đồng chủ sở hữu chung hợp nhất. Loại giao dịch bảo lãnh này còn đòi hỏi t- cách chủ thể của bên bảo lãnh, nếu không tuân thủ quy định này thì phần không có t- cách chủ thể đại diện có thể bị vô hiệu. Những đồng chủ sở hữu chung hợp nhất nếu không trực tiếp ký vào hợp đồng bảo lãnh, thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ theo quy định của BLDS mới có giá trị pháp lý.

Đối với pháp nhân tham gia bảo lãnh, ng-ời giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền) theo quy định tại Điều 91 BLDS. Vậy, nếu một ng-ời không có quyền đại diện cho pháp nhân xác lập hợp đồng bảo lãnh, về nguyên tắc hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Tuy nhiên, nếu sau khi đã xác lập hợp đồng và pháp nhân đ-ợc đại diện đã biết và đồng ý với việc giao kết hợp đồng đó thì hợp đồng bảo lãnh không bị vô hiệu (Điều 145 BLDS).

Một tr-ờng hợp nữa cũng có thể phát sinh từ hợp đồng do ng-ời đại diện của pháp nhân ký kết, hợp đồng v-ợt quá phạm vi thẩm quyền đại diện. Hợp đồng này chỉ bị vô hiệu một phần, tức là phần v-ợt quá phạm vi thẩm

quyền đại diện. Nếu pháp nhân đ-ợc đại diện biết và chấp nhận cả phần v-ợt quá thì hợp đồng bảo lãnh sẽ không bị vô hiệu (Điều 146 BLDS).

Hợp đồng bảo lãnh giả tạo

Theo quy định của pháp luật khi hợp đồng bảo lãnh đ-ợc các bên thỏa thuận ký kết nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với ng-ời thứ ba, với xã hội hoặc nhằm che dấu một hành vi nào đó, đặc biệt là hành vi bất hợp pháp thì hợp đồng đó phải bị tuyên bố vô hiệu (Điều 129 BLDS). Tuy nhiên, ai sẽ là ng-ời yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng này vô hiệu. Chắc chắn không phải là các bên tham gia hợp đồng, vì họ đã thông đồng với nhau từ tr-ớc nhằm che dấu một mục đích nào đó. Tính chất vô hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 129 BLDS “Khi các bên xác lập giao dịch một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ tr-ờng hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này” (tức Bộ luật dân sự).

Vậy, trên thực tế chỉ những ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức xã hội có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Nhầm lẫn

Đối với hợp đồng bảo lãnh thì khi một trong các bên giao kết hợp đồng bị nhầm lẫm về nội dung giao kết hợp đồng, mà sự nhầm lẫn này là kết quả trực tiếp từ lỗi vô ý của phía bên kia thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu thay đổi nội dung giao kết hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu (Điều 131 BLDS). Ngoài ra, sự nhầm lẫn có thể đến từ lỗi vô ý của ng-ời thứ ba có liên quan - ng-ời đ-ợc bảo lãnh. Thông th-ờng chúng ta chỉ xem xét tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu phía bên kia do vô tình mà đ-a ra thông tin sai, không đầy đủ hoặc biết mà không nói làm cho đối ph-ơng lầm t-ởng dẫn đến ký kết hợp đồng,

đây là tr-ờng hợp phổ biến. Đối với hợp đồng bảo lãnh thì ng-ời bảo lãnh căn cứ chủ yếu vào điều kiện của ng-ời đ-ợc bảo lãnh để quyết định có bảo lãnh cho nghĩa vụ của họ hay không. Do vậy, những thông tin từ phía ng-ời đ-ợc bảo lãnh là rất quan trọng. Chắc chắn một tổ chức tín dụng sẽ không phát hành th- bảo lãnh cho một doanh nghiệp trong một th-ơng vụ kinh doanh nếu biết chắc chắn doanh nghiệp này đã lâm vào tình trạng phá sản….Tuy nhiên, trường hợp không có thông tin hoặc hiểu sai về ng-ời đ-ợc bảo lãnh không phải là tr-ờng hợp nhầm lẫn để tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì đó là nghĩa vụ của ng-ời bảo lãnh phải tìm hiểu tr-ớc khi quyết định ký hợp đồng bảo lãnh.

Tóm lại, hợp đồng bảo lãnh sẽ bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn nếu: sự nhầm lẫn về nội dung giao kết phải do lỗi của phía bên kia, nếu sự nhầm lẫn đó không do lỗi của bên kia thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu; lỗi của bên còn lại phải là lỗi vô ý, nếu là lỗi cố ý thì hợp đồng này cũng bị coi là vô hiệu nh-ng vô hiệu do bị lừa dối.

Lừa dối

Khi xem xét cần phải xác định xem xét kỹ yếu tố lừa dối để tuyên bố

hợp đồng bảo lãnh vô hiệu. Các vấn đề cần phải xem xét là: thứ nhất, có sự cố

ý đ-a thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên; thứ hai, ng-ời nghe

phải không biết đến sự sai lệch và đã tin vào sự sai lệch đó mà tham gia hợp

đồng; thứ ba, phải có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế khi xem xét phải

kết hợp các yếu tố một cách hợp lý, bởi vì mọi yếu tố này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phải phù hợp với tính chất khách quan của vụ án.

Ngoài ra, lừa dối trong hợp đồng bảo lãnh có thể còn là hành vi cố ý của ng-ời thứ ba nhằm làm cho bên bảo lãnh hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối t-ợng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó. Ng-ời thứ ba trong quan hệ này có thể là ng-ời đ-ợc bảo lãnh hoặc là ng-ời thứ ba bất kỳ. Cũng cần phải phân biệt rõ, nếu ng-ời thứ ba có liên quan đến một trong các bên tham gia hợp đồng và hành động vì mục đích của phía bên này, thì hợp đồng đó phải đ-ợc tuyên bố vô hiệu. Ng-ợc lại, nếu ng-ời thứ ba không liên quan đến các bên và họ hành động không nhằm mục đích gì, hoặc vì một mục đích khác thì hợp đồng này không thể bị tuyên bố vô hiệu.

Đe dọa

Để xác định một hợp đồng bảo lãnh vô hiệu do bị đe dọa cần xác định hành vi mà do đối ph-ơng gây ra cho họ có phải là hành vi cố ý hay không và xem xét liệu hành vi đe doạ của một bên có đủ khả năng làm cho đối ph-ơng khiếp sợ mà xác lập hợp đồng nhằm tránh gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho chính họ hoặc cho những ng-ời thân thích của họ. Nếu sự đe dọa mà không nhằm mục đích xâm phạm đến lợi ích của ng-ời bị đe dọa hoặc ng-ời thân của họ thì không thể coi là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa đ-ợc.

T-ơng tự nh- lừa dối, đe dọa trong hợp đồng bảo lãnh có thể còn là hành vi cố ý của ng-ời thứ ba nhằm làm cho các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh sợ hãi mà phải ký kết hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của ng-ời thân thích. Ng-ời thứ ba trong quan hệ này có thể là ng-ời đ-ợc bảo lãnh hoặc là ng-ời thứ ba bất kỳ. Nếu ng-ời thứ ba có liên quan đến một trong các bên tham gia hợp đồng và hành động vì mục đích của phía bên này, thì hợp đồng đó phải đ-ợc tuyên bố vô hiệu. Ng-ợc lại, nếu ng-ời thứ ba không liên quan đến các bên và họ hành động không nhằm mục đích gì, hoặc vì một mục đích khác thì hợp đồng này không thể bị tuyên bố vô hiệu.

Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Các thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật ở đây đ-ợc hiểu là các thỏa thuận mà mục đích và nội dung vi phạm các quy định của pháp luật dân sự. Điều cấm của pháp luật ở đây không chỉ là trái với pháp luật dân sự mà còn trái cả với các văn bản pháp luật khác hoặc trái với chính sách của Nhà n-ớc, bị cấm không đ-ợc thực hiện nh-: cho vay nặng lãi hoặc bảo lãnh thu tỷ lệ phí % cao có tính chất bóc lột. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều cấm của pháp luật còn thể hiện ng-ời tham gia giao dịch dân sự không vi phạm điều pháp luật cấm thực hiện hoặc đối t-ợng của giao dịch là tài sản bị Nhà n-ớc cấm l-u thông. Khi những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội thì đều bị vô hiệu tuyệt đối, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Điều kiện không trái đạo đức xã hội

Trong pháp luật dân sự tuy có quy định về khái niệm đạo đức xã hội, nh-ng hiện nay chúng ta ch-a có một văn bản pháp luật chính thức nào của

Cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền giải thích về vấn đề này. Điều 8 BLDS chỉ nêu nguyên tắc tôn trọng đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp. Các yếu tố nh-: phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết t-ơng thân t-ơng ái, mỗi ng-ời vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi ng-ời và các giá trị đạo đức cao đẹp... đ-ợc xếp vào phạm trù đạo đức truyền thống.

Hợp đồng bảo lãnh vi phạm điều kiện về hình thức

Đối với hợp đồng bảo lãnh thì hình thức của hợp đồng phải là bằng văn bản. Trong nhiều tr-ờng hợp, hình thức bằng văn bản của hợp đồng bảo lãnh chỉ là điều kiện cần chứ ch-a phải điều kiện đủ, để hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Điều 362 BLDS đã quy định: "... trong tr-ờng hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải đ-ợc công chứng hoặc chứng thực". Nh- vậy, nếu hợp đồng bảo lãnh không đảm bảo các điều kiện nói trên thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Các quy định về hình thức này th-ờng áp dụng đối với các hợp đồng bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng. Đây là quy định của Ngân hàng nhà n-ớc.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 72)