Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay (Trang 58)

HVĐĐ cho con cái.

Ngoài việc tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ cũng như việc tự đánh giá kết quả giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình, chúng tôi tìm hiểu thêm về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục HVĐĐ cho con được thể hiện như thế nào. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2: Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục HVĐĐ cho con cái

Các loại công việc Bố Mẹ

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1. Dạy học, theo dõi việc học hành của con 2,09 0,41 2,49 0,57

2. Dạy con cách ứng xử với mọi người 1,93 0,23 2,23 1,23

3. Dạy con thực hiện trách nhiệm của mình với gia đình 1,96 0,55 2,45 1,15

4. Dạy con những hành vi chuẩn mực trong cuộc sống 1,85 1,03 1,96 0,43

Trong các gia đình cha mẹ và các thành viên khác rất quan tâm đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ. Tuy nhiên có sự phân công vai trò khác nhau giữa bố và mẹ với ĐTBC của bố là 1,95 và của mẹ là 2,28. Nhìn chung nội dung công việc mà cha mẹ quan tâm, giáo dục trẻ nhiều nhất vẫn là dạy và theo dõi việc học hành của con và dạy con thực hiện trách nhiệm với gia đình. Trong việc dạy trẻ ứng xử với mọi người thì mẹ thường là người đảm nhiệm để dạy trẻ những hành vi chuẩn mực trong cuộc sống nhiều hơn bố. Trong giai đoạn này vai trò của người bố với các nội dung giáo dục trẻ thường thể hiện mờ nhạt hơn so với mẹ.

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay (Trang 58)