Trong nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức thì ngoài mức độ về việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ra, thì mức độ phù hợp trong đánh giá việc giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ trong gia đình cũng rất quan trọng và khi nghiên cứu cần phải lưu tâm rất nhiều.
Chúng tôi đi tìm hiểu thực trạng việc cha mẹ sử dụng biện pháp rèn thói quen cho trẻ thông qua bảng dưới đây.
Bảng 18: Thực trạng việc rèn thói quen trong giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thông qua tự đánh giá của cha mẹ
STT Các hành vi đạo đức đƣợc giáo dục ĐTB ĐLC
1 Biết vâng lời cha mẹ, lễ phép với ông bà và các anh chị trong gia đình 2,98 0,51
2 Tôn trọng những quy định trong gia đình 2,85 0,67
3 Chăm chỉ lao động, giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức 2,72 0,64
4 Biết quan tâm và yêu thươn mọi người 2,87 0,62
5 Kính trọng thầy, cô giáo trong trường học 2,99 0,57
6 Biết giúp đỡ khuyên nhủ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập cũng
như trong cuộc sống. 2,72 0,66
7 Chào hỏi tạm biệt khi gặp mọi người 2,97 0,58
8 Biết giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết 2,68 0,66
9 Yêu thương đùm bọc những người xung quanh 2,72 0,69
10 Biết giúp đỡ người già neo đơn bà những người có hoàn cảnh khó khăn 2,64 0,66
11 Có tinh thần trách nhiệm 2,82 0,64
12 Ý thức tự giác học và làm bài tập 2,97 0,55
13 Khiêm tốn, trung thực trong mọi tình huống 2,94 0,59
14 Giữ gìn bàn ghế lớp học, cây cối trong trường học 2,81 0,56
15 Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi mình sinh sống 2,82 0,62
16 Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng 2,85 0,56
ĐTBC 2,83
Chúng tôi nhận thấy rằng, thực trạng giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ đối với con cái trong gia đình được các bậc cha mẹ đánh giá ở mức khá cao ĐTBC 2,83 điều này đồng nghĩa với việc các bậc phụ huynh rất quan tâm giáo dục hành vi đạo đức cho con ở tất cả các mặt. Với ĐTB của các hành vi đều ở mức từ 2,64 đến 2,99. Tuy nhiên so sánh giữa đánh giá của con cái với cha mẹ về việc giáo dục các hành vi cụ thể lại có sự khác biệt khá lớn. Điều này được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 19: Thực trạng việc rèn hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện nay thông qua đánh giá của trẻ
STT Các hành vi đạo đức đƣợc giáo dục ĐTB ĐLC
1 Biết vâng lời cha mẹ, lễ phép với ông bà và các anh
chị trong gia đình
2,85
0,58
2 Tôn trọng những quy định trong gia đình 1,59 0,57
3 Chăm chỉ lao động, giúp đỡ gia đình những công
việc vừa sức
1,51
0,44
4 Biết quan tâm và yêu thương mọi người 1,78 0,68
5 Kính trọng thây, cô giáo trong trường học 2,91 0,55
6 Biết giúp đỡ khuyên nhủ bạn khi bạn gặp khó khăn
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
1,95
0,56
7 Chào hỏi tạm biệt khi gặp mọi người 3,00 0,52
8 Biết giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết 1,44 0,56
9 Yêu thương đùm bọc những người xung quanh 1,92 0,65
10 Biết giúp đỡ người già neo đơn bà những người có
hoàn cảnh khó khăn 1,73 0,69
11 Có tinh thần trách nhiệm 2,75 0,61
12 Ý thức tự giác học và làm bài tập 2,75 0,53
13 Khiêm tốn, trung thực trong mọi tình huống 2,68 0,69
14 Giữ gìn bàn ghế lớp học, cây cối trong trường học 2,73 0,57
15 Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi mình sinh sống 1,72 0,52
16 Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng 2,78 0,58
ĐTBC 2,28
Trên bảng (19) là điểm trung bình chung và điểm trung bình của 16 hành vi đạo đức mà chúng tôi đã liệt kê trong bảng hỏi của trẻ để kiểm tra được mức độ rèn thói quen đạo đức cho trẻ trong các gia đình mà chúng tôi nghiên cứu. Nhìn vào bảng 19 ta thấy trong điểm trung bình chung của các hành vi bằng 2,28 được xếp trên mức trung bình. Các hành vi trong bảng 19 có điểm trung bình dao động từ 1,44 đến 3,00 tức là từ mức thấp đến mức cao. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy một cách rõ ràng 16 mệnh đề đều tập trung vào nhận thức về mối tương tác của bản thân học sinh với các mối quan hệ trong các nhóm xã hội; hành vi đạo đức trong mối quan hệ trong gia đình, trong mối quan hệ với bạn bè bà thầy cô giáo,
những người xung quanh, trong học tập cũng như môi trường xung quanh. Tuy nhiên trong sự đánh giá của trẻ về mối quan hệ của trẻ với ngững người xung chỉ ở dưới mức trung bình (Biết giúp đỡ người già neo đơn bà những người có hoàn cảnh khó khăn 1,73; Yêu thương đùm bọc những người xung quanh 1,92; Biết giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết 1,44; Biết giúp đỡ khuyên nhủ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống 1,95).
Điều đó cho thấy các bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc giáo dục trẻ sự quan tâm, chia sẻ, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Khi hỏi một em nhỏ 10 tuổi, em có thành tích học tập xuất sắc trong lớp rằng: em có thường bảo bài cho những bạn học kém hơn khi các bạn hỏi bài em
không? chúng tôi nhận được chia sẻ như sau: Cháu không bảo đâu vì mẹ cháu bảo là đừng nói bài cho các bạn không thì các bạn lại học giỏi hơn mình đấy con ạ. Trò chuyện với một em nhỏ 6 tuổi khi thấy em đang chơi cùng với bạn trước
cổng nhà, em nhỏ liên tục chạy vào nhà lấy sữa để uống và lấy đồ ăn vặt ra ăn mà không hề cho bạn ăn cùng. Khi hỏi em: tại sao không chia cho bạn ăn cùng thì
chúng tôi cũng nhận được câu trả lời hết sức thật thà rằng: mẹ cháu bảo có cái gì
ăn thì đừng có mà đi phân phát hết là mẹ cho con nhịn ăn luôn đấy.
Như vậy với điểm trung bình chung là 2,28 đạt ở mức trung bình. Điều này nói lên rằng học sinh có sự đánh giá các hành vi giáo dục đạo đức của bố mẹ trong gia đình ở mức trung bình. Về cơ bản, các khách thể nghiên cứu có sự nhìn nhận về giáo dục hành vi đạo đức trong các mối quan hệ khác là tích cực. Điều đó phần nào cho thấy thực trạng giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình của cha mẹ là có thực hiện và thực hiện ở mức độ chưa tích cực. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần chú ý hơn nữa trong việc giáo dục con cái những hành vi đạo đức về sự yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ với những người xung quanh, giáo dục cho các em tình cảm đạo đức trong sáng, bởi giáo dục tình cảm là con đường căn bản nhất để giúp các em cảm nhận và thực hiện một cách tự nguyện các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Từ đó dần dần hình thành nên những nhân cách tốt và có hành động đúng đắn trong xã hội.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đánh giá của cha mẹ Đánh giá của trẻ
Biểu đồ 6: So sánh điểm trung bình về mức độ nhận xét và đánh giá giữa phụ huynh và học sinh về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình
Biểu đồ cho chúng ta thấy có sự khác biệt khá lớn giữa tự đánh của cha mẹ với đánh giá của trẻ trong việc cha mẹ sử dụng biện pháp rèn thói quen đạo đức cho trẻ. Cụ thể ở một số hành vi cha mẹ có sự đánh giá cao hơn hẳn so với thực tế trẻ đánh giá. Đặc biệt là ở các item có liên quan đến việc giáo dục cho trẻ những thói quen đạo đức tốt trong quan hệ với bạn bè, với những người có hoàn cảnh khó khăn, với người già không nơi nương tựa và với việc biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi mình sinh sống thì trẻ có sự đánh giá thấp hơn hẳn so với đánh giá của cha mẹ.
Tiểu kết: Qua những phân tích ở trên chúng tôi nhận thấy các bậc cha mẹ rất quan tâm giáo dục các hành vi đạo đức cho con cái trong gia đình. Tuy nhiên chưa thực hiện thường xuyên và đồng đều giữa các hành vi. Điều đó chứng tỏ ở một số hành vi cụ thể (Yêu thương đùm bọc những người xung quanh; Biết giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết; Biết giúp đỡ khuyên nhủ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống) việc giáo dục của cha mẹ chưa làm cho trẻ nhận thức một cách đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc. Chính vì vậy mà trẻ chưa thực hiện những hành vi nói trên một cách thường xuyên.