0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng việc sử dụng biện pháp khuyên bảo, thuyết phục của

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Trang 79 -79 )

cha mẹ đối với trẻ trong gia đình

Để hình thành cho trẻ những hành vi đạo đức như mong muốn thì cha mẹ cần phải nhẹ nhàng, khuyên bảo, thuyết phục trẻ giúp trẻ nghe theo một cách tự nguyện và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tích cực nhất. Do đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này là dễ xúc động và khả năng kiềm chế bản thân còn chưa cao nên việc sử dụng biện pháp này là rất cần thiết.

Bảng 17. Thực trạng sử dụng biện pháp khuyên bảo, thuyết phục của cha mẹ qua đánh giá của trẻ và của cha mẹ

STT Hình thức thuyết phục, khuyên bảo

Đánh giá của trẻ Đánh giá của cha mẹ

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1

Dùng lời lễ nhẹ nhàng để phân tích, giảng giải cho em hiểu ra vấn đề.

1,72 0,56 1,70 0,58

2 Giải thích và yêu cầu em không được lặp lại 2,33 0,56 2,32 0,46

3

Yêu cầu em chấm dứt ngay việc làm sai trái đó mà không cho em giải thích.

1,92 0,54 1,99 0,45

4 Nói đi nói lại nhiều lần việc

làm sai của em 1,58 0,49 1,86 0,56

5 Nói với em bằng thái độ bực

mình, nạt nộ. 1,34 0,63 1,78 0,49

ĐTB chung 1,78 1,93

Như phân tích ban đầu, khi được hỏi cha mẹ rằng biện pháp giáo dục nào đem lại hiểu quả cao nhất thì đa số các bậc cha mẹ trả lời là biện pháp khuyên bảo, thuyết phục. Nhưng qua điều tra thực tế qua nhận xét, đánh giá của trẻ với ĐTB chung là 1,78 và tự đánh giá của cha mẹ là 1,93. Chúng tôi nhận thấy các bậc cha mẹ thực hiện biện pháp này chỉ ở mức trung bình.

Chúng tôi sắp xếp những hình thức khuyên bảo, thuyết phục của cha mẹ theo mức độ giảm dần tính tích cực trong lời nói của cha mẹ và thu được kết quả như sau: Đa số các bậc cha mẹ giải thích và yêu cầu con cái không được lặp lại việc làm chưa tốt ĐTB 2,32; tiếp đến là việc yêu cầu em chấm dứt ngay việc làm

sai trái đó mà không cho em giải thích ĐTB là (1,99). Sựkhuyên bảo, giảng giải cho

Qua đây chúng ta thấy việc cha mẹ sử dụng biện pháp giáo dục này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, chưa nhận được sự đồng thuận của trẻ. Để làm rõ thêm về vấn đề này chúng tôi có đưa ra câu hỏi về mức độ hài lòng với hành vi của cha mẹ thì có tới 48,4% số trẻ chưa hài lòng với cách thuyết phục, khuyên bảo của cha mẹ, chiếm tỷ lệ cao nhất. Số trẻ rất hài lòng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 21 %, còn lại là hài lòng chiếm 30,6%. Lý do mà các em đưa ra để lý giải cho sự không hài lòng của mình đối với cách thuyết phục, khuyên bảo của cha mẹ là: cha mẹ lúc nào cũng bắt em phải làm theo ý của cha mẹ, mẹ rất hay đay

nghiến lỗi mà em gây ra, nhiều khi chửi em thậm tệ, có lúc em muốn chết quách đi cho rồi hay thà mẹ cứ đánh cho em một trận còn hơn là phải nghe chửi…

Như vậy với sự phân tích ở trên chúng ta thấy nếu như không biết sử dụng đúng cách biên pháp giáo dục thì đôi khi nó lại là sự phản giáo dục, gây ra ở trẻ những cảm xúc tiêu cực, gây ra sự ứng chế, ảnh hưởng đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Trang 79 -79 )

×