0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng việc sử dụng biện pháp trách phạt

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Trang 75 -75 )

Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình cần phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp và một trong số các biện pháp giáo dục dù không mấy tích cực nhưng đôi lúc chúng ta cũng phải sử dụng đến đó là biện pháp trách

phạt. Nếu như động viên, khen thưởng kịp thời, đúng lúc có tác dụng khuyến khích trẻ thì trách phạt đúng mức và đúng thời điểm cũng mang lại tác dụng không nhỏ trong việc giúp trẻ nhìn nhận ra sai lầm của bản thân và kịp thời sửa chữa. Vậy trong phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem các bậc phụ huynh đã sử dụng biện pháp này trong gia đình mình như thế nào.

Bảng 14: Thực trạng việc cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt trong giáo dục hành vi đạo đức qua đánh giá của trẻ.

STT Hình thức trách phạt ĐTB ĐLC TT

1 Đánh đòn 1,9 0,44 3

2 Quát mắng, cáu giận 2,1 0,47 2

3 Đánh đòn, quát mắng, cáu giận 1,9 0,58 3

4 Giải thích và yêu cầu không lặp lại 2,4 0,61 1

5 Đánh đòn, giải thích 1,6 0,52 4

6 Quát mắng, giải thích 2,1 0,43 2

7 Không làm gì cả 1,6 0,42 4

Bảng số liệu cho thấy các em đánh giá việc cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt đối với bản thân các em khi các em làm một việc sai. Hình thức trách phạt mà cha mẹ sử dụng nhiều nhất khi các em làm việc gì đó sai là giải thích và yêu cầu không lặp lại 2,4. Tiếp đó là hình thức quát mắng, cáu giận và quát mắng, giải thích với ĐTB 2,1. Hình thức đánh đòn được cha mẹ sử dụng ở mức trung bình với ĐTB là 1,9. Mỗi khi làm việc gì sai thì các em thường nhận được sự phản ứng của cha mẹ là không hài lòng và kèm theo đó là hành động để răn dạy. Em Hoàng Diệu Linh, học sinh lớp 4B-trường Tiểu học Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang chia sẻ với chúng tôi rằng: Em rất ghét bị mẹ quát mắng, em thấy rất bực mình, khó chịu. Bên cạnh đó số phụ huynh không làm gì khi trẻ làm

một việc gì đó sai ĐTB là 1,6. Như vậy khi trẻ mắc lỗi mà cha mẹ không có hành động nào để tác động đến trẻ sẽ dẫn đến việc trẻ không biết mình sai hoặc biết sai nhưng không bị phạt thì trẻ cũng không tự ý thức để sửa chữa được.

Vẫn nội dung câu hỏi như trên, khi khảo sát các bậc phụ huynh chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 15: Thực trạng việc cha mẹ sử dụng hình thức trách phạt khi trẻ mắc lỗi qua đánh giá của cha mẹ

STT Hình thức trách phạt ĐTB ĐLC TT

1 Đánh đòn 2,3 0,56 4

2 Quát mắng, cáu giận 2,6 0,56 1

3 Đánh đòn, quát mắng, cáu giận 2,4 0,54 3

4 Giải thích và yêu cầu không lặp lại 2,5 0,49 2

5 Đánh đòn, giải thích 2,5 0,63 2

6 Quát mắng, giải thích 1,8 0,59 5

Qua phân tích bảng số liệu 15 chúng tôi nhận thấy trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ các bậc phụ huynh sử dụng rất nhiều hình thức trách phạt trẻ và với mức độ khá cao với điểm trung bình dao động từ 1,8 đến 2,6. Hình thức trách phạt mà cha mẹ sử dụng nhiều nhất là quát mắng, cáu giận ĐTB 2,6. Tiếp đến là đánh đòn và giải thích; quát mắng, giải thích đều có ĐTB là 2,5. Như vậy mỗi khi trẻ làm điều gì sai thì trẻ thường bị cha mẹ sử dụng hình thức trách phạt khá nặng nề đó là quát mắng, cáu giận và cả bị đòn roi nữa. Khi cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt (đánh đòn) đối với con cái, chúng tôi nhận thấy có sự phân biệt về độ tuổi của các con. Đó là trẻ nhỏ tuổi hơn thì ít bị đánh đòn hơn và trẻ lớn tuổi trong gia đình thì bị trách phạt nhiều hơn. Với tần suất 7,8%, 13,3%, 24,0%, 23,3% và 30,6% tương ứng với các độ tuổi của trẻ là 7, 8, 9, 10, 11 tuổi bị cha mẹ đánh đòn khi mắc lỗi. Khi hỏi chuyện với một bé trai 10 tuổi rằng có thường bị cha mẹ đánh đòn không thì trẻ trả lời rằng: em cũng thỉnh thoảng bị bố mẹ đánh nhưng nhiều khi bố mẹ đánh

em rất vô lý. Em của em mắc lỗi thế mà khi về nhà bố mẹ đánh luôn cả em vì bảo em ở nhà không bảo được em.

Để hiểu rõ hơn vì sao cha mẹ lại sử dụng hình thức trách phạt với trẻ là đánh con khi con mắc lỗi thì chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 16: Quan điểm của cha mẹ khi sử dụng hình thức đánh con mỗi khi trẻ mắc lỗi

STT Quan điểm của cha mẹ Tần suất

1 Thương cho roi, cho vọt 13,2%

2 Dạy con có thưởng thì phải có phạt 17,6%

3 Do cha mẹ không kiềm chế được cơn nóng giận 27,5%

4 Do trẻ mắc lỗi nhiều lần mà không chịu sửa 41,7%

Như vậy việc cha mẹ sử dụng hình thức đánh đòn khi con mắc lỗi được phần lớn các bậc cha mẹ giải thích với quan điểm là do con mắc lỗi nhiều lần mà không chịu sửa chữa nên mới đánh con chiếm tỷ lệ 41,7%. Với trẻ trong độ tuổi này, đặc biệt với trẻ đầu bậc tiểu học thì các em hiểu sự đúng, sai theo cách nhìn nhận riêng của chúng và mọi việc chúng làm thường được chúng cho là đúng, vì

vậy nếu không làm theo ý muốn của cha mẹ thì trẻ thường bị cha mẹ đánh đòn và bị cho là không nghe lời. Một lý do nữa khiến cha mẹ sử dụng biện pháp đánh đòn trẻ lại xuất phát từ chính bản thân cha mẹ đó là do cha mẹ không kiềm chế được cơn nóng giận (chiếm tần suất 27,5%). Chị Hoàng Bích Liên 36 tuổi, có cậu con trai đang học lớp 3 chia sẻ rằng: “nhiều khi do đang bực sẵn một việc gì

đó mà đi làm về thấy con làm trái ý mình làm mình càng bực hơn và cho con mấy roi, mặc dù lỗi mà cháu mắc phải cũng không đến nỗi phải bị ăn đòn. Sau đó nghĩ lại tôi lại thấy ân hận, thấy mình sai và thương con vô cùng vì chỉ tại mình không kìm được cơn nóng giận mà con phải chịu đòn oan”.

Để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt đối với trẻ ra sao, chúng tôi tiến hành so sánh đánh giá từ hai phía về vấn đề này. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 Đánh giá của trẻ Đánh gia của cha mẹ

Biểu đồ 5: So sánh đánh giá của cha mẹ và con cái trong việc cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt

Quan sát biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy trong việc sử dụng biện pháp trách phạt đối với trẻ. Trẻ đánh giá cha mẹ trách phạt mình ít hơn so với đánh giá của cha mẹ. Trong thực tế, một số em không coi việc mình bị cha mẹ mình quát mắng, cáu giận là hình thức phạt mà chỉ khi nào mình bị đánh đòn thì đó mới được coi là hình phạt. Các em lý giải rằng khi em làm trái lời cha mẹ thì bị cha mẹ quát mắng là đúng và may là bố mẹ không đánh.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY (Trang 75 -75 )

×