Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay (Trang 50)

Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và đặc điểm của khách thể nghiên cứu, việc lựa chọn khách thể được tiến hành theo các quy định chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Mẫu chọn như sau:

Bảng 1. Phân bố tuổi và giới của khách thể nghiên cứu (học sinh)

Các đặc điểm Tiêu chí Tần số Tỷ lệ Tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 11 tuổi 13 35 36 50 16 8.7 23.3 24.0 33.3 10.7 Giới tính 1. Nam 2. Nữ 83 67 55.3 44.7

Bảng 2. Phân bố tuổi, giới, trình độ học thức của phụ huynh

Các đặc điểm Tiêu chí Tần số Tỷ lệ %

Tuổi Dưới 30 tuổi

30 – 45 tuổi Trên 45 tuổi 33 104 13 22 69.3 8.7 Giới Nam Nữ 68 82 45.3 54.7 Trình độ học thức 9/12 12/12 Cao đẳng Đại học 2 85 35 28 1.4 56.6 23.3 18.7

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản

Phân tích, khái quát hóa một số tài liệu và văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lí luận định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích của nghiên cứu điều tra viết bằng phiếu hỏi:

+ Xây dựng một bộ công cụ đo thực trạng về hành vi đạo đức của trẻ phù hợp với lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi ở tỉnh Tuyên Quang.

+ Thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài như: mức độ về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình ở tỉnh Tuyên Quang, cách thức giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ và những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi ở trong gia đình ở tỉnh Tuyên Quang.

- Nội dung nghiên cứu điều tra viết bằng bảng hỏi:

Hệ thống bảng hỏi có cấu trúc gồm 1 bảng hỏi dành cho cha mẹ, một bảng hỏi dành cho con tuổi Tiểu học.

- Nội dung câu hỏi có cấu trúc: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6-11 tuổi trong gia đình hiện nay được thể hiện thông qua bốn nội dung chính như sau:

a. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ.

c. Thực trạng việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ dưới góc độ Tâm lý học (biện pháp giáo dục mà cha mẹ đã sử dụng để GDHVĐĐ cho trẻ).

d. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ cho trẻ trong gia đình hiện nay.

- Bảng hỏi dành cho cha mẹ gồm bốn phần:

Phần A: Đánh giá chung. Trong phần này chúng tôi tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình (câu 1). Tự đánh giá của cha mẹ về kết quả giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình (câu 10). Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái (câu 9).

Phần B: Chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc cha mẹ rèn những HVĐĐ cho trẻ trong gia đình (câu 2).

Phần C: Chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục trong giáo dục HVĐĐ cho trẻ (từ câu 3 đến câu 6).

Phần D: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình (câu 7 và 8); yêu cầu và một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu (câu 11). (phụ lục 1)

Bảng hỏi dành cho con cái: Chúng tôi thiết kế phiếu điều cha nhằm thu thập ý kiến đánh giá của trẻ về các vấn đề sau: Việc thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong gia đình (câu 1 và 2); đánh giá của trẻ đối với cha mẹ trong việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục HVĐĐ đối với trẻ (câu 3 và 4); đánh giá của trẻ đối với các việc làm của cha mẹ với môi trường sống và với mọi người và tác động của những việc làm đó đối với trẻ (câu 5) (phụ lục 2).

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích phỏng vấn sâu: Để kiểm tra lại và làm rõ thêm thông tin mà phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi không cho biết rõ

- Nội dung: Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp định tính dùng để hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết. Sau khi thu thập dữ liệu đã được điều tra bằng bảng hỏi, phân tích dữ liệu, chúng tôi phát hiện ra các vấn đề làm rõ mà phương pháp điều tra viết bị hạn. Chúng tôi lựa chọn 2 em học sinh đại diện để tiến hành phỏng vấn sâu. Các cuộc nói chuyện giúp tìm hiểu kỹ về các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái và thực trạng giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ

cho trẻ trong gia đình. Cũng như việc giáo dục hành vi đạo đức đó có ảnh hưởng như thế nào đến các em và những khó khăn trong việc giáo dục hành vi đạo đức của cha mẹ trong gia đình. Phương pháp này cho những thông tin chi tiết mà phương pháp bảng hỏi không thể đạt được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Khi xử lý số liệu, chúng tôi sử dụng phần mền SPSS 15.0 For Windows với mục đích tìm hiểu một số thông tin như: Tần suất, giá trị trung bình, mối tương quan giữa các yếu tố giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ với môi trường gia đình, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn và các biện pháp giáo dục HVĐĐ của cha mẹ với con cái trong gia đình... Trên cơ sở các số liệu thu được chúng tôi tiến hành lập bảng số liệu tổng hợp. Từ bảng số liệu này, chúng tôi tiến hành các bảng phân tích số liệu nhằm phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

2.3. Xây dựng thang đánh giá

Cách tính điểm số của các phần trong mỗi bảng hỏi nhƣ sau: Phiếu điều tra của phụ huynh:

1. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục HVĐĐ được phân bố theo 3 mức độ: quan trọng: 3 điểm; ít quan trọng: 2 điểm; không

quan trọng: 1điểm.

Trong việc tự đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình chúng tôi chia thang đo thành 4 mức độ: rất tốt: 4 điểm; tốt: 3 điểm; bình thường: 2điểm; chưa tốt: 1 điểm.

Vai trò của các thành viên trong gia đình với việc GDHVĐĐ cho trẻ. Chúng tôi chia làm 3 mức độ: Thường xuyên: 3 điểm; thỉnh thoảng: 2 điểm; Không bao giờ: 1 điểm.

2. Trong bảng điều tra về thực trạng thực hiện hành vi của trẻ trong các mối quan hệ thì chúng tôi có xen kẽ giữa hành vi tích cực và hành vi tiêu cực.

- Với những hành vi tích cực: điểm 1, 2 và 3 tương ứng với các mức độ như chưa khi nào, thỉnh thoảng và nhiều lần.

- Với những hành vi tiêu cực: điểm 1, 2 và 3 tương ứng với các mức độ như chưa khi nào, thỉnh thoảng và nhiều lần. Nhưng ở đây ta lưu ý cách tính

nhiều lần các hành vi tiêu cực và điểm càng thấp đồng nghĩa với việc trẻ ít thực hiện những hành vi này.

3.Trong bảng điều tra về thực trạng việc sử dụng các biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ chúng tôi chia thành 3 mức độ: Thường xuyên: 3 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Chưa khi nào: 1 điểm.

4. Với các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDHVĐĐ cho trẻ chúng tôi chia thành 3 mức độ: Rất ảnh hưởng: 3 điểm; Ít ảnh hưởng: 2 điểm; Không ảnh hưởng: 1 điểm.

Phiếu điều tra của trẻ:

1.Trong bảng điều tra về thực trạng cha mẹ giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong mối các mối quan hệ: Với điểm 1, 2 và 3 tương ứng với các mức độ như chưa khi nào, thỉnh thoảng và nhiều lần.

2. Trong việc cha mẹ sử dụng các biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ chúng tôi chia thành 3 mức độ: Thường xuyên: 3 điểm; thỉnh thoảng: 2 điểm; Chưa khi nào: 1 điểm.

- Về mức độ hài lòng của trẻ đối với hình thức khuyên bảo, thuyết phục của cha mẹ chúng tôi chia làm 3 mức độ: Rất hài lòng: 3 điểm; Hài lòng: 2 điểm;

Không hài lòng: 1 điểm.

Trong các bảng hỏi chúng tôi chia thành 3 khoảng: ĐTB từ 1 đến 1,67 tương ứng với mức đánh giá thấp; Từ 1,67 đến 2,34 tương ứng với mức trung bình; Từ 2,34 đến 3,0 Tương ứng mức đánh giá cao.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH

3.1. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 – 11 tuổi trong gia đình hiện nay vi đạo đức cho trẻ từ 6 – 11 tuổi trong gia đình hiện nay

3.1.1. Đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình.

Để làm rõ vấn đề này, đầu tiên chúng tôi đi tìm hiểu thực trạng đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ (1) dưới dây trình bày kết quả về thực trạng đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện nay. 98.70% 1.30% Rất quan trọng, quan trọng Ít quan trọng

Biểu đồ 1: Thực trạng đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình

Khi điều tra thực tế, kết quả cho thấy có 98,7% số phụ huynh đánh giá về tầm quan trọng trong giáo dục hành vi cho trẻ là rất quan trọng và quan trọng. Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận nhỏ phụ huynh cho rằng việc giáo dục hành vi cho trẻ trong gia đình hiện nay là ít quan trọng.

Khi hỏi lý do đưa ra những nhận xét trên (trong phỏng vấn sâu) thì những phụ huynh đánh giá việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình là quan trọng đưa ra những lý do như là: Để từ đó con cái học cách làm người, để có một nhân

tôi nghĩ gia đình là tế bào xã hội, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là tạo ra những nhân cách tốt cho xã hội, giúp con cái định hướng và thực hiện hành vi đạo đức đúng chuẩn mực của xã hội, là gốc rễ để con phát triển... Với những cha mẹ cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rằng việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện nay là ít quan trọng, khi được hỏi lý do thì họ cho rằng việc giáo dục hành vi đạo đức quan trọng nhất là từ phía nhà trường, với các ý kiến cho rằng: Nhà trường là nơi phải có trách nhiệm

về vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, tôi thấy con tôi cả ngày ở trường, như vậy nó phải được các cô giáo quan tâm cả về vấn đề đạo đức nữa.

3.1.2. Đánh giá của cha mẹ về kết quả GDHVĐĐ cho trẻ trong gia đình.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu về sự đánh giá của các bậc phụ huynh về kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình mình thì nhận được kết quả như sau:

17.3% 50.7% 31.3% 0.7% 0 20 40 60 1 2 3 4

Biểu đồ 2: Thực trạng tự đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình Chú giải: 1: Rất tốt. 2: Tốt. 3: Bình thường. 4: Chưa tốt.

Điểm trung bình của tự đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình mình của những phụ huynh trong mẫu nghiên cứu bằng 2,84. Như vậy, mức độ tự đánh giá kết quả của cha mẹ trong việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia

đình mình ở mức độ trung bình khá. Cụ thể là: có 17,3% số phụ huynh cho rằng kết quả giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình mình là rất tốt, và 50,7% số phụ huynh cho rằng gia đình mình giáo dục ở mức độ tốt và chiếm tới gần một phần ba (31,3 %) số phụ huynh tự nhận xét mức độ giáo dục hành vi đạo đức của gia đình mình là bình thường và 0,7% phụ huynh tự nhận xét trung thực trong việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình mình là còn hạn chế và chưa được tốt.

Kết quả trên cho chúng ta thấy phần nào thực trạng việc tự đánh giá của các bậc cha mẹ về kết quả giáo dục hành vi đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay.

So sánh giữa hai yếu tố đánh giá tầm quan trọng và tự đánh giá mức độ giáo dục hành vi đạo đức trong chính gia đình.

Bảng 1: So sánh giữa hai yếu tố đánh giá tầm quan trọng và tự đánh giá mức độ giáo dục hành vi đạo đức trong chính gia đình.

Mức độ Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt Tổng Ít quan trọng 0% 0.7% 0.7% 0% 1.4% Quan trọng 0.7% 30.7% 50.0% 17.3% 98.6%

Nhìn vào bảng (1) về sự so sánh giữa hai yếu tố đánh giá tầm quan trọng và tự đánh giá mức độ giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình chúng ta thấy trong tổng số 1,4% số người cho rằng việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình hiện nay ít quan trọng thì có 0.7% cho rằng việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình mình đạt kết quả là bình thường, số còn lại cho rằng kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình mình là tốt. Trong số 98,6% số phụ huynh cho rằng việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình hiện nay là quan trọng có 0,7% số phụ huynh cho rằng kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình mình chưa tốt và 30,7% cho rằng bình thường, chỉ có 17,3% cho rằng kết quả giáo dục hành vi đức trong gia đình mình là rất tốt. Bên cạnh điều tra thực tế thì chúng tôi thu thập được một số thông tin trên báo viết về tình trạng này như là: "đã đến lúc nhìn lại thực trạng giáo dục đạo đức; đã đến lúc cha mẹ phải quan

tâm hơn, có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục con cái (...) Người ta nói phải “coi trọng” vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng cũng chỉ dừng lại ở

“coi” chứ chưa có “trọng”. Trong khi giáo dục ở nhà trường còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người thì ai sẽ có vai trò chính và sự ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức cho học sinh?". Vậy điều gì dẫn đến tình trạng này? Nhận thức của phụ huynh là tốt còn hành động thì vẫn còn hạn chế?

Như phân tích ở phần đánh giá mức độ quan trọng và tự đánh giá kết quả của việc giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình thì chúng ta thấy những vấn đề còn tồn tại là vẫn còn một số ít cho rằng giáo dục hành vi đạo đức là ít quan trọng và mức độ đánh giá hành vi đạo đức vẫn còn hạn chế.

3.1.3. Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục HVĐĐ cho con cái. HVĐĐ cho con cái.

Ngoài việc tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ cũng như việc tự đánh giá kết quả giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình, chúng tôi tìm hiểu thêm về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục HVĐĐ cho con được thể hiện như thế nào. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2: Vai trò của các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục HVĐĐ cho con cái

Các loại công việc Bố Mẹ

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1. Dạy học, theo dõi việc học hành của con 2,09 0,41 2,49 0,57

2. Dạy con cách ứng xử với mọi người 1,93 0,23 2,23 1,23

3. Dạy con thực hiện trách nhiệm của mình với gia đình 1,96 0,55 2,45 1,15

4. Dạy con những hành vi chuẩn mực trong cuộc sống 1,85 1,03 1,96 0,43

Trong các gia đình cha mẹ và các thành viên khác rất quan tâm đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ. Tuy nhiên có sự phân công vai trò khác nhau giữa bố và

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình hiện nay (Trang 50)