Trong phần này chúng tôi đã khảo sát hình thức khen thưởng, động viên của cha mẹ mỗi khi trẻ làm được việc tốt và kết quả thu được như sau:
Bảng 12: Hình thức khen thƣởng của cha mẹ khi trẻ làm đƣợc việc tốt thông qua đánh giá của trẻ
STT Hình thức khen thưởng ĐTB ĐLC
1 Động viên con bằng những lời khen ngợi (như là: con
rất là ngoan, con làm thế rất tốt...) 2,3 0,52
2 Thưởng cho em một quyển sách mà em yêu thích 1,9 0,55
3 Cho em xem tivi nhiều hơn mọi ngày 2,4 0,53
4 Cho em đi chơi vào ngày cuối tuần hay dịp nào đó. 2,2 0,57
5 Mua cho em đồ chơi mà em thích 1,7 0,51
6 Cho em chơi điện tử nhiều hơn mọi ngày 2,0 0,42
7 Cho tiền 1,4 0,53
8 Không làm gì cả 1,3 0,51
Chúng tôi nhận thấy trong giáo dục hành vi đạo đức cho con cái trong gia đình, các bậc phụ huynh cũng đã sử dụng rất nhiều hình thức để động viên, khen ngợi khi con làm được việc tốt. Một trong những hình thức khen thưởng mà cha mẹ thường sử dụng đó là động viên con bằng những lời khen ngợi với ĐTB khá cao (ĐTB là 2,3), xếp ở vị trí thứ 2. Mỗi khi trẻ làm được việc tốt thì những lời động viên khen ngợi kịp thời có tác dụng rất lớn trong việc giúp trẻ cảm thấy vui mừng, được cha mẹ công nhận sự cố gắng của bản thân và giúp các em ngày càng tự tin, muốn thể hiện mình, muốn được người khác thừa nhận. Một biện pháp nữa mà cha mẹ cũng sử dụng khá nhiều đó là thưởng cho con bằng cách cho đi chơi vào dịp cuối tuần (ĐTB là 2,2) đây là hình thức khá phổ biến và nhận được sự hưởng ứng, thích thú của trẻ. Nhưng bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng còn thưởng cho con bằng cách cho con xem tivi (ĐTB là 2,4) và chơi điện tử nhiều hơn hàng ngày (ĐTB là 2,0). Các hình thức khen thưởng còn lại cũng được cha mẹ sử dụng, tuy nhiên mức độ thực hiện các biện pháp này mới chỉ ở mức trung bình. Một số bậc cha mẹ lại tỏ ra không quan tâm nhiều tới việc động viên con cái khi con của họ làm được việc tốt với ĐTB là 1,3.
Qua đây chúng tôi nhận thấy rằng các bậc cha mẹ ngày nay đã biết sử dụng rất nhiều các hình thức để động viên, khen thưởng con cái mình. Đặc biệt các bậc cha mẹ đã biết sử dụng các biện pháp động viên, khen thưởng tích cực nhiều hơn và hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp tiêu cực.
Bảng 13: Hình thức khen thƣởng của cha mẹ khi con cái làm đƣợc việc tốt qua đánh giá của cha mẹ
STT Hình thức khen thưởng ĐTB ĐLC
1 Động viên con bằng những lời khen ngợi (như là: con
rất là ngoan, con làm thế rất tốt...) 2,8 0,63
2 Thưởng cho em một quyển sách mà em yêu thích 2,3 0,42
3 Cho em xem tivi nhiều hơn mọi ngày 2,2 0,53
4 Cho em đi chơi vào ngày cuối tuần hay dịp nào đó. 2,3 0,54
5 Mua cho em đồ chơi mà em thích 2,2 0,52
6 Cho em chơi điện tử nhiều hơn mọi ngày 1,5 0,61
7 Cho tiền 1,5 0,54
8 Không làm gì cả 1,4 0,41
Qua kết quả thu được trong bảng 11 chúng ta thấy rằng cha mẹ rất quan tâm tới biện pháp giáo dục này, tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa các hình thức động viên, khen thưởng mà cha mẹ dành cho con cái khi con làm được việc tốt. Hình thức khen thưởng được cha mẹ sử dụng nhiều nhất là động viên con ĐTB là 2,8; cho con đi chơi vào dịp cuối tuần với ĐTB là 2,3. Ngoài ra khi được hỏi một phụ huynh rằng tại sao gia đình anh chị lại thường sử dụng hình thức khen thưởng như vậy? chúng tôi nhận được câu trả lời rằng: Tôi chọn hình thức động viên con bằng cách cho đi chơi dịp cuối tuần bởi đây cũng là dịp cả gia đình được thư giãn và có điều kiện để gần gũi, chăm sóc con, cả nhà được vui vầy bên nhau sau một tuần làm việc mệt nhọc. Một hình thức khen thưởng mà cha mẹ cũng thường sử dụng khá nhiều đó là cho con xem ti vi nhiều hơn mọi ngày ĐTB là 2,2 và cho con chơi điện tử; cho tiền với ĐTB 1,5. Lý do mà các bậc cha mẹ đưa ra khi sử dụng biện pháp cho con xem ti vi nhiều hơn mọi ngày được một số phụ huynh giải thích rằng do bận quá nhiều việc nên để cho con khỏi đòi hỏi những thứ khác hoặc không muốn cho con đi ra khỏi nhà. Cha mẹ thường cho con xem ti vi và coi đây là một hình thức khá hữu hiệu vì giờ đây chương trình tivi có rất nhiều mục hay và nếu để cho trẻ tự do thoải mái xem ti vi thì chúng có thể ngồi cả buổi mà không biết chán. Bố mẹ cũng có thời gian để làm việc nhà hay giải quyết những công việc riêng.
Trong chương trình Sao Nhí ngày 05/12/2013. Bác sĩ Như Huỳnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ai cũng đã quá quen với sự tồn tại của chiếc tivi nên hình ảnh trẻ em ngồi trước màn ảnh truyền hình cũng trở nên hết sức bình thường. Chương trình truyền hình ngày nay có giá trị giải trí rất lớn, giúp trẻ có thể tìm hiểu nhiều lối sống và nền văn hóa khác nhau, cũng như cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều chương trình để trẻ lựa chọn và trẻ thường xuyên dán mắt vào màn hình nếu không có sự giám sát của người lớn. Chúng ta có thể kể ra một số tác hại khi trẻ xem tivi quá mức, đó là :
- Trẻ không có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi
- Trẻ không có thời gian trở việc tiếp xúc gần gũi giữa trẻ và người thân trong gia đình
- Khiến trẻ lười đọc
- Xem tivi quá nhiều (trên 4 tiếng/ngày) làm giảm thời gian làm bài tập ở nhà. - Hạn chế vận động, làm tăng nguy cơ béo phì
- Gây hại cho mắt
- Quảng cáo trên tivi sẽ kích thích nhu cầu đòi hỏi sở hữu vật chất ở trẻ - Một số chương trình mang tính bạo lực sẽ tác động đến nhận thức của trẻ về lối sống và mọi người chung quanh.
Theo Vnmedia
Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Harvard cho biết những người xem tivi từ 3 giờ/ngày trở lên dễ có chẩn đoán trầm cảm hơn 13% so với những người ít khi bật tivi. Theo Dailymail ngày 16/11/2011.
Một điều đáng nói nữa là còn khá nhiều các bậc cha mẹ không làm gì khi con của họ làm được việc tốt với ĐTB là 1,4. Lý giải về điều này các bậc phụ huynh cho rằng việc con cái nghe lời bố mẹ và làm được một việc làm tốt là chuyện bình thường, không có gì đáng nói và vì trước đây chúng tôi làm được việc gì tốt cũng không bao giờ được bố mẹ khen ngợi.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 8
Đánh giá của cha mẹ Đánh giá của trẻ
Biểu đồ 4: So sánh đánh giá của con với đánh giá của cha mẹ trong việc sử dụng biện pháp khen thưởng
Như vậy nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đánh giá của cha mẹ với đánh giá của trẻ trong việc cha mẹ sử dụng biện pháp động viên, khen thưởng có sự chênh lệch nhau đáng kể và cha mẹ tự đánh giá mình sử dụng các hình thức động viên, khen thưởng ở mức cao hơn so với đánh giá của trẻ. Cụ thể trong tám hình thức động viên, khen thưởng của cha mẹ thì có tới sáu hình thức cha mẹ đánh giá mình sử dụng nhiều hơn so với đánh giá của trẻ. Hai hình thức cha mẹ sử dụng thấp hơn so với đánh giá của trẻ đó là cho trẻ xem ti vi nhiều hơn mọi ngày và cho trẻ chơi điện tử nhiều hơn mọi ngày. Như vậy có thể thấy trẻ trả lời trung thực về vấn đề được hỏi và điều đó phần nào phản ánh thực trạng việc cha mẹ sử dụng hình thức động viên, khen thưởng với con cái mình.