trong các môi trường cũng như mối quan hệ khác nhau
Biểu đồ (3) mô tả mức độ điểm trung bình chung của 4 mặt :1 - trong mối quan hệ với gia đình, 2 - trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh, 3 - trong việc học tập, 4 - trong mối quan hệ với môi trường xung quanh.
Biểu đồ 3: So sánh ĐTB việc thực hiện HVĐĐ của trẻ trong các mối quan hệ khác nhau
1. MQH với gia đình
2. MQH với thầy cô, bạn bè. 3. MQH trong học tập
Biểu đồ trên thể hiện rõ nhất MQH của trẻ trong từng môi trường cụ thể và MQH của trẻ đối với việc học có ĐTB cao nhất (2,61), tiếp đó là MQH của trẻ đối với thầy cô và bạn bè (ĐTB là 2,43). MQH của trẻ với môi trường xung quanh đạt ở mức thấp (ĐTB 1,55).
Kết luận chung: Tổng hợp lại tất cả các kết quả được trình bày và phân tích ở trên đây có thể kết luận rằng việc thực hiện hành vi đạo đức trong các mối quan hệ như: trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, trong học tập cũng như đối với môi trường xung quanh là các mặt thống nhất trong việc hình thành nhân cách của một con người. Tuy nhiên đánh giá việc thực hiện hành vi đạo đức của trẻ ở các mặt là không tương đồng. Về hành vi của trẻ trong học tập của các em có mức độ đánh giá thấp và hành vi của trẻ trong mối quan hệ trong gia đình cao nhất (trong quan hệ với gia đình có cả hành vi tiêu cực nên mức độ chung là thấp nhưng trong từng hành vi một là cao nhất). Kết quả nghiên cứu cũng đề cập đến mối liên hệ với mức độ thực hiện các hành vi giáo dục với sức ép của học đường và điều này cần các nhà giáo dục quan tâm hơn nữa.