hành vi đạo đức cho trẻ
Cha mẹ chính là người gần gũi với các em nhất. Những việc làm, hành động của cha mẹ là tấm gương rõ nét nhất, chân thực, sống động nhất mà các em có thể nhìn thấy và học tập, noi theo. Do vậy chúng tôi đi tìm hiểu việc cha mẹ đã sử dụng biện pháp này như thế nào thông qua sự đánh giá của trẻ.
Bảng 20. Thực trạng việc cha mẹ giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua hình thức nêu gƣơng qua đánh giá của trẻ.
Hành vi của cha mẹ ĐTB ĐLC
1. Bố/ mẹ quan tâm chăm sóc những người trong gia đình 2,62 0,34
2. Bố/ mẹ hay cãi nhau 1,45 0,49
3. Bố mẹ trung thực với mọi người xung quanh và cả với em. 2,53 0,48
4. Bố/ mẹ hay giúp đỡ hàng xóm xung quanh. 2,15 0,47
5. Bố/ mẹ thân thiện, hiền lành với hàng xóm. 2,13 0,45
6. Bố/ mẹ hay có xích mích với hàng xóm. 1,36 0,52
7. Bố/ mẹ nói xấu hàng xóm trước mặt em. 1,37 0,36
8. Bố/ mẹ thường xuyên bảo vệ và hướng dẫn mọi người bảo vệ tài sản chung (tài sản ở công viên, trường học, nơi làm việc...)
1,93 0,67
9. Bố mẹ tôn trọng mọi người xung quanh, cũng như những người già và người nghèo đói.
2,14 0,53
Kết quả trong bảng số liệu cho thấy trẻ đánh giá khá tốt trong việc cha mẹ thực hiện các hành vi đạo đức. Nhìn vào các hành vi cụ thể chúng tôi cũng nhận thấy rằng trẻ có khả năng phân biệt rất rõ những hành vi tốt xấu, đúng sai mà cha mẹ thực hiện. Với những hành vi tích cực đều đạt ĐTB ở mức cao từ 2,13 đến 2,62. Ngược lại những hành vi tiêu cực chỉ đạt ở mức mưới trung bình với ĐTB từ 1,36 đến 1,45. Điều đó có ý nghĩa rất lớn khiến cha mẹ phải lưu tâm hơn nữa tới những hành vi của mình trong cuộc sống hang ngày, trong việc đối xử với hàng xóm và những người xung quanh. Khi được hỏi tác động từ việc làm của cha mẹ đối với trẻ chúng tôi cũng nhận được kết quả tương ứng. Với 72,4% số em được hỏi cảm thấy rất tự hào và tự hào về hành vi của cha mẹ và coi đó là tấm gương để em học tập noi theo; Có 12,4% số em được hỏi coi đó là việc làm bình thường. Tuy nhiên lại có tới 15,2% tổng số em được hỏi nói rằng mình rất
xấu hổ về việc làm của cha mẹ với những lý do như: Cha mẹ em suốt ngày cãi
nhau, khi cãi nhau toàn gọi nhau là mày tao; Khi bực mình bố em thường văng tục rất khó nghe; Mẹ em thường nói xấu em mỗi khi có bạn của em tới chơi, bố thường hay đánh mẹ, lúc đó em rất ghét bố… thậm chí có em còn nói rằng: Hôm có người bán gà con đi qua nhà, mẹ em mua gà và còn ăn trộm them một con của họ nữa, em rất xấu hổ…
Nhìn chung trong việc nêu gương cho trẻ khi thực hiện những hành vi đạo đức trong gia đình, các bậc cha mẹ đã thực hiện khá tốt. Tuy nhiên để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ thì bên cạnh những việc làm tốt cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tới những hành động, lời nói của mình trước mặt trẻ cho dù là nhỏ nhặt nhất, bởi những hành động, lời nói ấy sẽ để lại ấn tượng vô cung tốt đẹp hoặc xấu trong lòng trẻ, có thể là niềm tự hào hoặc nỗi xấu hổ, sự ám ảnh, ấn tượng không tốt về chính những người mà trẻ yêu thương, kính trọng nhất.
2 2.4 1.7 2.83 1.96 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Biện pháp động viên, khen thưởng Biện pháp trách phạt Biện pháp thuyết phục, khuyên bảo Biện pháp rèn thói quen Biện pháp nêu gương
Biểu đồ 7: so sánh việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
Biểu đồ trên đây cho chúng ta thấy mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình. Trong đó cha mẹ đã biết sử dụng tổng hợp các biện pháp giáo dục, thể hiện ở mức độ tương đối đồng đều giữa
các biện pháp. Biện pháp rèn thói quen trong thực hiện hành vi đạo đức được cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên các bậc cha mẹ khá thường xuyên sử dụng biện pháp trách phạt trong giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Những biện pháp giáo dục được xem là phù hợp và tích cực trong độ tuổi này như thuyết phục, khuyên bảo; nêu gương và động viên, khen thưởng chưa được cha mẹ quan tâm đúng mực.
Bảng 21: so sánh việc sử dụng biện pháp giáo dục hành vi đạo đức đối với thứ tự các con trong gia đình
STT Biện pháp giáo dục Thứ tự các con trong gia đình
Con cả Con thứ Con út
1 Khuyên bảo, thuyết phục 39,4% 36,4% 24,2%
2 Nêu gương 31,2% 31,5% 37,3%
3 Rèn thói quen 42,9% 37,1% 20,0%
4 Khen thưởng 18,3% 30,0% 51,7%
5 Kỷ luật, phạt 49,3% 35,3% 15,4%
Qua những phân tích ở trên đã làm rõ thực trạng việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện nay. Trong đó nổi bật lên một số vấn đề bất cập. Đó là việc cha mẹ chưa thực sự biết cách kết hợp hài hòa giữa các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Cha mẹ còn sử dụng những hình thức trách phạt khá nặng như đánh đòn, quát mắng trẻ hay việc hạn chế hình thức động viên, khen thưởng trẻ mỗi khi trẻ làm được việc tốt. Thậm chí còn khá nhiều các bậc cha mẹ tỏ ra thờ ơ, không quan tâm hay không làm gì cả mỗi khi trẻ làm sai hay làm tốt một việc gì đó. Ngoài ra trong giáo dục HVĐĐ cho trẻ cha mẹ còn có những biểu hiện chưa thật sự khách quan, công bằng với trẻ. Đó là sự phân biệt thứ tự lớn bé trong gia đình, phân biệt về giới tính hay độ tuổi của các con trong việc sử dụng các biện pháp giáo dục.
Vậy thì việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình hiện nay còn gặp những khó khăn gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ? Trong phần này chúng tôi đi vào tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ.
3.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện nay.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình được chúng tôi tìm hiểu và kết quả được thể hiện trong bảng 22 dưới đây.
Bảng 22: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc GDHVĐĐ cho trẻ trong gia đình
STT Yếu tố ảnh hƣởng ĐTB ĐLC
1 Công việc quá bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con 2,87 0,52
2 Kinh tế gia đình khó khăn, phải chú trọng đến việc kiếm tiền. 2,54 0,42
3 Chưa có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ 2,42 0,64
4 Bố mẹ chưa hiểu hết về tâm lý trẻ 2,72 0,49
5 Quan điểm giáo dục con của bố, mẹ hoặc ông/bà chưa thống nhất 2,55 0,61
6 Ý kiến khác... 1,35 0,52
Trên đây chúng tôi nêu ra một số vấn đề mang tính chất chủ quan về các yếu tố ảnh hưởng đến việc GD HVĐĐ cho trẻ trong gia đình. Nhìn chung các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng khá lớn đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ. Trong đó yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đó là do công việc quá bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con ĐTB là 2,87. Tiếp đến là do cha mẹ chưa hiểu hết tâm lý trẻ 2,72 và do quan điểm giáo dục con của cha mẹ chưa thống nhất. Điều này rất
phù hợp với những phân tích ban đầu mà chúng tôi đưa ra. Hiện nay phần lớn do công việc gia đình quá bận rộn nhiều bậc phụ huynh ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ. Họ phó mặc con cho nhà trường, cho ông bà thậm chí là người giúp việc. Có những phụ huynh tâm sự với chúng tôi rằng: công việc của
tôi bận đến nỗi cả tuần không được ngồi trò chuyện, tâm sự với con một lần bởi chị đi làm sớm từ 5h sáng và tối 9 giờ, thậm chí 10 giờ đêm mới về nên khi đó con đã ngủ rồi, tôi chỉ mở cửa phòng con và ngắm nhìn chúng một lát rồi lại đi ra. Lý do chưa hiểu hết tâm lý của trẻ cũng là một trong những lý do khiến cho
cha mẹ chưa biết cách sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ một cách phù hợp.
Ngoài ra, khi thu thập những ý kiến khác, chúng tôi nhận được phản hồi đó là do sự bùng nổ của công nghệ thông, cha mẹ không thể kiểm soát những nội
dung mà trẻ tiếp thu được thông qua mạng internet, trẻ hấp thu lối cư xử bị nhiễm trên phim ảnh... dẫn đến có sự ảnh hưởng rất lớn trong giáo dục HVĐĐ của trẻ trong gia đình. Một số ý kiến khác cho rằng do trong gia đình có ba thế hệ cùng chung sống nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục HVĐĐ cho con. Nhiều khi xảy ra tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Cha mẹ không đồng ý, không cho con làm việc gì đó thì ông bà lại cho, hay khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ định đánh trẻ thì bà lại ôm cháu và khóc, ngăn không cho cha mẹ đánh trẻ...
Như vậy cả về mặt chủ quan và khách quan, chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ trong gia đình. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của các vấn đề nên việc giáo dục HVĐĐ cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3 chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong các gia đình tại thành phố Tuyên Quang. Trước hết là nhận thức và sự tự đánh giá của cha mẹ về kết quả thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong gia đình. Tuy phần lớn các bậc cha mẹ đều nhận thức được rằng việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong gia đình là rất quan trọng và kết quả tự đánh giá về mức độ thực hiện hành vi đạo đức của trẻ trong gia đình khá tốt nhưng thực tế việc thực hiện hành vi đạo đức của trẻ lại có những mặt chưa được quan tâm đúng mức. Các mặt, các nội dung giáo dục có sự chênh lệch nhau khá rõ ràng. Đặc biệt các bậc cha mẹ chưa chú ý đến việc dạy cho trẻ cách quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.
Trong phần chính của chương 3, Chúng tôi đã làm rõ thực trạng việc cha mẹ sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi ĐĐ của trẻ trong gia đình và thấy rằng các bậc cha mẹ đã biết cách phối hợp các biện pháp giáo dục HVĐĐ. Tuy nhiên trong từng biện pháp giáo dục của cha mẹ còn tồn tại một số vấn đề bất hợp lý, cha mẹ sử dụng biện pháp trách phạt nhiều hơn là khen thưởng và mức độ trách phạt khá nặng nề. Hơn thế nữa cha mẹ còn có sự phân biệt về độ tuổi
của con khi sử dụng những biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ gây cho trẻ cảm giác bị đối xử không công bằng từ phía cha mẹ…
Chúng tôi cũng đã đưa ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc giáo dục HVĐĐ trong gia đình thì và nhận thấy rằng những yếu tố đó có ảnh hưởng khà nhiều tới việc giáo dục HVĐĐ của cha mẹ. Yếu tố có sự ảnh hưởng lớn nhất là do cha mẹ quá bận rộn và không có nhiều thời gian chăm sóc cho con và do kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua điều tra thực tế thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong các gia đình tại thành phố Tuyên Quang, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Nhìn chung các bậc cha mẹ ở Thành phố Tuyên Quang đã nhận thấy rõ vai trò quan trọng của gia đình và trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, trong các gia đình, việc chăm lo giáo dục hành vi đạo đức cho con chưa được thực hiện đồng đều giữa các mặt, các nội dung giáo dục.
- Trong các gia đình hiện nay trẻ được cha mẹ quan tâm, giáo dục nhiều nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ mà trẻ phải thực hiện trong học tập, tiếp đến là mối quan hệ với thầy cô giáo. Điều đó cho thấy trẻ phải thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ, phải hoàn thành một lượng lớn các bài tập, yêu cầu mà nhà trường và thầy cô giao cho. Ở lứa tuổi này mối quan hệ với thầy cô giáo được trẻ rất quan tâm và đánh giá cao, bởi với trẻ thầy cô luôn là chuẩn mực, mọi điều thầy cô nói đều là chân lý. Điều này phản ứng thực trạng giáo dục hiện nay đó là trẻ phải chịu quá nhiều áp lực trong học tập, như vậy trẻ sẽ bị hạn chế trong việc được quan tâm giáo dục những mặt còn lại của cuộc sống.
- Các bậc cha mẹ ở thành phố Tuyên Quang thường giáo dục con những phẩm chất đạo đức thuộc về đạo lý làm người như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Tuy nhiên các bậc cha mẹ chưa thường xuyên giáo dục con những phẩm chất đạo đức thuộc về vai trò trách nhiệm của người công dân đối với cộng đồng. Đặc biệt là hành vi đạo đức của trẻ trong mối quan hệ với môi trường và sự chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh chưa thực sự được cha mẹ quan tâm đúng mức.
- Các bậc cha mẹ ở thành phố Tuyên Quang thường xuyên sử dụng các hình thức phạt hơn là các hình thức thưởng. Trong đó, những hình thức phạt được nhiều bậc cha mẹ sử dụng là: quát mắng, cáu giận, thậm chí là đánh đòn trẻ, cấm con không được xem tivi, đi chơi...
- Quan điểm cha mẹ đưa ra để giải thích việc mình chọn hình thức phạt đó là do trẻ mắc lỗi nhiều lần mà không chịu sửa chữa. Một số các bậc cha mẹ đã thẳng thắn nhìn nhận vấn đề là do bản thân không kìm nén được sự tức giận hay quan điểm dạy con có thưởng thì phải có phạt hay thương cho roi cho vọt như ông bà ta thường nói.
- Trong gia đình việc giáo dục HVĐĐ của cha mẹ đối với con cái còn có sự khác biệt giữa các con trong gia đình. Cha mẹ thường nghiêm khắc hơn với con cả so với con út, ngoài ra còn có sự phân biệt giữa giới tính của con trong cách giáo dục của cha mẹ. Trẻ nữ thường ít bị cha mẹ quát mắng, đánh đòn hơn so với trẻ nam.
-Những khó khăn mà các gia đình thường gặp phải khi giáo dục hành vi đạo đức cho con. Trong đó, các khó khăn mà họ thường gặp phải là: cha mẹ không kiểm tra được nội dung sách báo, phim ảnh mà con xem; cha mẹ chưa thực sự hiểu con trong xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hành vi suy nghĩ của con. Về mặt chủ quan các gia đình có những khó khăn về mặt kinh tế, hay do công việc quá bận rộn, không có thời gian để quan tâm, chăm sóc đến con cái.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi trong gia đình tại thành phố Tuyên Quang như sau.
- Bên cạnh việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, gia đình cần tích cực hơn nữa trong những hành động cụ thể, phát huy hơn nữa các ưu thế của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.