Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 92)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện cho Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế, trực tiếp chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo luật định. Do đó ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản quy chế về hoạt động cho vay tiêu dùng và các quy định có liên quan. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng của nền kinh tế và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Từ đó ban hành những văn bản quy định cụ thể đối với từng đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, tạo điều kiện, hỗ trợ các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các biện pháp nhằm tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, khoá học nghiệp vụ... cho các ngân hàng thương mại, có sự tham gia của các ngân hàng hàng đầu trên thế giới và khu vực tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.

Thứ ba, nâng cao hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cập nhật các khách hàng vay vốn thường xuyên, bắt buộc các Tổ chức tín dụng phải báo cáo về khách hàng của mình. Thành lập các Công ty đánh giá tín dụng.

CIC phải thực sự là trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Ngân hàng nhà nước có quy định bắt buộc các ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa. Đồng thời xây dựng ban đánh giá xếp loại chất lượng tín dụng của khách hàng có dư nợ. Trung tâm CIC cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng.

Hệ thống cơ sở dữ liệu này thiết lập trong mạng lưới các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước chỉ giữ vai trò điều tiết chung chứ không phải là người đứng ra

thu thập và quản lý các thông tin tín dụng của các khách hàng. Các tổ chức tín dụng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng nên họ có đầy đủ thông tin về khách hàng và cần liên kết, trao đổi thông tin lẫn nhau để các bên cùng có lợi. Trong đó cần chú ý đến một số điểm sau:

- Cần có quy định về cách tính lãi suất trong cho vay tiêu dùng và yêu cầu ngân hàng phải minh bạch các thông tin về việc cho vay và tính lãi với khách hàng để đảm bảo tính công bằng trong giao dịch.

- Cần tạo nền tảng cho việc thiết lập cơ chế kiểm soát và bảo mật thông tin tín dụng của các khách hàng cá nhân. Việc thiết lập một cơ chế như vậy không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động cho vay tiêu dùng mà còn có thể sử dụng lâu dài khi xuất hiện các loại hình tín dụng mới.

Bên cạnh CIC, nghiên cứu tổ chức trung tâm cho phép các Tổ chức tín dụng có thể khai thác thông tin về tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng tại tất cả các Tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho phép cho phép các Tổ chức tín dụng có quyền khấu trừ tài khoản của khách hàng tại bất kỳ Tổ chức tín dụng nào để thanh toán nợ vay đến hạn mà không trả được.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w