Hoàn thiện chương trình quản lý khách hàng và cơ chế hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 81)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.9 Hoàn thiện chương trình quản lý khách hàng và cơ chế hành chính

Trước hết, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần thực sự chú trọng đến thị phần cho vay tiêu dùng thì mới có thể hoàn thiện chương trình quản lý khách hàng phù hợp với thực tế của mình. Cụ thể như sau:

- Phân loại, đánh giá hiệu quả kinh doanh đối với từng khách hàng qua đó đưa ra các chính sách linh hoạt để mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó xây dựng được nền khách hàng, thị phần ổn định cho kinh doanh và thu nhập dịch vụ. Đồng thời, rà soát đánh giá dòng vốn – dòng tiền, thực hiện phân tích đánh giá khách hàng qua đó đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút các dòng vốn rẻ, mở rộng quy mô khách hàng sinh lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng: Các ngân hàng của Nhật có hơn 30 đối tượng khách hàng CVTD với những mức lãi suất phụ thuộc vào độ rủi ro khác nhau, trong khi hiện nay, các ngân hàng trong nước có đối tượng CVTD khá hạn chế .

Hiện nay, CVTD của các ngân hàng Việt Nam bị khống chế lãi suất huy động nên lãi suất cho vay qua đó bị kìm hãm. Vì vậy, các ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất cho vay khiến cho ngân hàng nhà nước đang rậm rạp đưa ra trần lãi suất trong

thời gian không xa. Đồng thời, với chính sách thu hẹp tín dụng nên càng đẩy Chính sách CVTD hiện nay hạn chế phạm vi cung cấp tín dụng chỉ trong giới những người thu nhập cao. Kết quả là tổ chức tài chính dư cung tín dụng cho tầng lớp có thu nhập cao và gây cạnh tranh quá mức ở phân khúc thị trường này trong khi lại hạn chế tín dụng đối với bộ phận người dân xứng đáng được vay nhưng có độ rủi ro cao hơn, mặc dù họ rất cần vay để đáp ứng những nhu cầu chính đáng của cuộc sống.

Một đối tượng cho vay khác mà ngân hàng cũng chưa chú trọng đó là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thu nhập của phần lớn người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là cao nhưng họ vẫn có nhu cầu mua trả góp những sản phẩm có giá trị khác, đặc biệt là các hàng hoá xa xỉ có giá trị lớn, phương tiện đi lại sang trọng hay những căn hộ cao cấp. Giá trị cho mỗi hợp đồng cho vay này có thể là rất lớn nhưng vẫn có những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý trong việc cho vay với người nước ngoài. Tuy nhiên, nếu có thể tìm hiểu được nhu cầu của các nhóm đối tượng này và triển khai được quy trình nghiệp vụ cụ thể thì ngân hàng sẽ thu được những nguồn thu lớn từ họ.

Để tăng thêm khách hàng, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm thêm khách hàng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Ngân hàng không thể ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình mà nên có nhiều biện pháp để chủ động tìm kiếm khách hàng cho mình. Một trong những biện pháp hiện hữu nhất, tiết kiệm được chi phí và thời gian là liên hệ với các doanh nghiệp mà ngân hàng đang thực hiện cho vay để tìm kiếm khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng.

- Hoàn thiện hệ thống tính điểm tín dụng cho cá nhân và hộ gia đình và thường xuyên thay đổi cho phù hợp với thị trường. Hệ thống này thường lựa chọn từ 7 đến 12 yếu tố từ đơn xin vay của khách hàng và đánh giá mỗi khoản mục bằng cách cho điểm từ 1 đến 10. Sau đấy tiến hành cộng lại rồi xem điểm đó trong khoảng nào để xem nó qua giới hạn chưa. Nếu vượt qua, khoản vay đó được chấp nhận. Thường các yếu tố được xem xét như trình độ học vấn, độ tuổi, chức vụ, con cái, thành phần lao động, nghề nghiệp, tình trạng nhà cửa, thời gian công tác tại nơi

làm việc hiện tại....

Hệ thống tính điểm tín dụng có ưu điểm là có thể giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn yêu cầu mà không cần sức người, điều đó sẽ giảm chi phí hoạt động và là cách đánh giá có hiệu quả thay thế cho việc sử dụng những cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm. Điều này giúp giảm bớt những khoản nợ khó thu hồi. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng một rủi ro là ngân hàng có thể mất đi một số khách hàng những người cho rằng ngân hàng đã không quan tâm đến tình trạng tài chính của họ và những trường hợp đặc biệt và do vậy đáng lẽ ra khoản vay đó phải được chấp nhận. Hệ thống điểm là tập hợp những tiêu thức về khách hàng ở hiện tạo và quá khứ nên nó không phản ánh được chất lượng tín dụng trong tương lai của khách hàng.

Để hạn chế những nhược điêm này của hệ thống tính điểm tín dụng, Chi nhánh nên thường xuyên kiểm tra và xét lại hệ thống tiêu thức mà Ngân hàng đã ra để tính điểm và mức điểm cho mỗi chỉ tiêu nhỏ cũng cần được thay đổi thường xuyên để cho phù hợp với sự biến đổi của nên kinh tế và với phong cách sống của người dân. Bởi vì một hệ thống đánh giá tín dụng không linh hoạt sẽ là mỗi đe dọa nguy hiểm cho chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng của ngân hàng trong cộng đồng dân cư mà ngân hàng đang phục vụ hoặc mang lại rủi ro tín dụng không đáng có trong hoạt động ngân hàng.

Hiện nay ở các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ với món vay tiêu có giá trị lớn hoặc khách hàng có quan hệ tín dụng đầu tiên với ngân hàng mới sử dụng bảng chấm điểm tín dụng.

- Hoàn thiện các cơ chế, phân cấp uỷ quyền, quy trình hoạt động tác nghiệp chuẩn hóa theo mô hình TA2, tạo dựng hành lang pháp lý để đảm bảo các hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật

3.3 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w