II Các chỉ tiêu hiệu quả
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.2.7 Tiếp tục duy trì quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng
Hoạt động CVTD tuy đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: khách hàng không hoàn trả đúng hạn số tiền vay, không hoàn trả đầy đủ số tiền vay và không trả kdo có sự gia tăng trích lập hoản tiền đã vay.
Thực trạng hiện nay Chi nhánh có sự an toàn về các khoản CVTD là khá tốt nên cần phải tiếp tục cố gắng duy trì sự an toàn nầy. Không nhất thiết phải cho vay bằng mọi giá mà lơ là công tác đảm bảo an toàn. Vì với một khoản nợ có vấn đề, Chi nhánh sẽ rơi vào tìn trạng rủi ro, không những thế lợi nhuận sẽ giảm vì gia tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Để hạn chế các rủi ro trong hoạt động CVTD, ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
- Chi nhánh thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, xem xét và quyết định việc cho vay có tài sản đảm bảo. Cho vay có đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt ngân hàng chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các khoản cho vay để không gia tăng nợ xấu. Đây là điều kiện đầu tiên nhằm đảm bảo an toàn tài sản, tránh thất thoát vốn của ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng không thể hoàn trả được các khoản vay, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp của khách hàng để thu hồi lại số tiền cho vay đó. Ngân hàng cũng lập một quỹ dự phòng bù đắp rủi ro trong trường hợp không thể thu hồi lại được toàn bộ khoản cho vay đó.
- Chi nhánh tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay, tránh xảy ra sự cố thất thoát tài sản; sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế; công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt được chú trọng. Ngoài những đợt kiểm tra đối chiếu số liệu định kỳ vào cuối tuần, cuối tháng, ngân hàng còn có các đợt kiểm tra bất ngờ để xem xét lại toàn bộ các quy trình cho vay, phát triển ra các khoản cho vay sai nguyên tắc.
- Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với các điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Giám sát quy trình sử dụng vốn của khách hàng, tránh việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; yêu cầu khách hàng trả vốn vay đúng thời hạn. Đối với các trường hợp cố tình chậm trả nợ vay, ngân hàng áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan toà án. Khi cần đến hạn thanh toán các khoản tiền, ngân hàng sẽ thông báo tới khách hàng trước 1 - 2 ngày để khách hàng có thời gian thu xếp trả nợ ngân hàng.