II Các chỉ tiêu hiệu quả
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
3.2.1 Đảm bảo nguồn vốn, tăng cường nguồn huy động trung dài hạn
Rất nhiều ngân hàng hiện nay quyết định điều chỉnh thêm hấp dẫn cho lãi suất để tăng cường khả năng gọi vốn. Tại nhiều ngân hàng tỷ trọng vốn trung và dài hạn hiện chỉ chiếm khoảng 15% - 30%, còn lại là vốn ngắn hạn chiếm từ 70% - 85%. Đây là một tỷ trọng hạn chế khi gánh nặng cung vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế vẫn đang dồn ở vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại. Một nguyên nhân khiến việc huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân khó khăn là do bị tác động nhiều bởi lãi suất. Diễn biến lãi suất huy động trên thị trường rất phức tạp và có xu hướng tăng cao, đặc biệt là những tháng cuối năm. Hiện nay khách hàng vẫn tập trung lựa chọn các kỳ hạn ngắn do những biến động lãi suất trong năm gần đây đặc biệt năm 2010 và những thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự thiếu ổn định lãi suất VND và liên tục các ngân hàng tăng lãi suất, khuyến mại tạo cho khách hàng có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để chờ đợi mức lãi suất cao hơn trong tương lai. Mặt khác tâm lý sợ lạm phát quay trở lại làm người
dân ít gửi những kỳ hạn dài cũng gây khó cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn. Ngoài ra, hiện nay các thị trường khác như bất động sản, chứng khoán đang dần hồi phục và có “sóng” nên đang hấp dẫn các nhà đầu tư vào đó thay vì gửi tiết kiệm, hoặc gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn để có thể rút ra đầu tư vào các thị trường khác khi có cơ hội. Ngoài khó khăn về huy động, ngân hàng còn phải ứng phó với sự linh hoạt của nguồn tiền gửi theo sự lôi kéo của các kênh đầu tư. Do đặc thù của thị trường Việt Nam, đa phần nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu vẫn là các kỳ hạn ngắn và khách hàng có thể rút trước hạn bất cứ lúc nào, mà tình hình huy động hai ba năm vừa qua là một minh chứng.
Từ thực tiễn của Chi nhánh và môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liệt nên để đảm bảo nguồn vốn và tăng cường huy động nguồn trung dài hạn, chi nhánh có thể tiến hành một số giải pháp sau:
- Chi nhánh tiếp tục sử dụng huy động trái phiếu như một kênh gọi vốn khá hiệu quả. Liên quan đến việc phát hành giấy tờ có giá trung và dài hạn, việc huy động với khối lượng lớn qua kênh này sẽ gặp một số khó khăn. Do quy trình phát hành giấy tờ có giá dài hạn phức tạp hơn nhiều so với phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, đặc biệt là phát hành trái phiếu.
- Với đối tượng là dân cư, các sản phẩm tiết kiệm các ngân hàng sẽ phải được nghiên cứu cải tiến.
- Chi nhánh nên tiến theo hướng có nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng gửi ở kỳ hạn trung – dài hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ tập trung nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm hoàn toàn mới với cơ cấu huy động dài hạn. Những sản phẩm này có thể linh hoạt hơn như áp dụng lãi suất tiết kiệm thả nổi. Những khách hàng sử dụng sản phẩm này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như điểm thưởng lãi suất, quà tặng dưới nhiều hình thức…
- Mở rộng thị phần và thị trường kinh doanh, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược cũng là một kênh thu hút nguồn vốn trung và dài hạn của
ngân hàng.
- Tập trung mở rộng quan hệ vay vốn từ các định chế quốc tế và thực hiện phát hành trái phiếu; trong đó, tăng cường đàm phán và tiếp nhận các nguồn vốn trung dài hạn có giá thành hợp lý từ các định chế tài chính quốc tế uy tín.
- Bản thân các ngân hàng phải tự tạo được niềm tin và sự ổn định trong tâm lý người gửi tiền, phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng chăm sóc, tư vấn.
- Sử dụng vốn của các quỹ bảo hiểm và hưu trí. Hiện nay với sự phát triển mạnh của mạng lưới các Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, các quỹ phát triển, đầu tư đã thu hút được một lượng vốn lớn từ dân cư. Các NH có thể tái sử dụng nguồn vốn này thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu.
- Tạo ra các công cụ tiết kiệm mới với hạn tương đối dài như việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết kiệm gắn với cho vay như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm mua sắm. Hiện nay tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, đặc biệt là đồng đô la trong dân cư tương đối cao. Đây là nguồn mà các NH có thể huy động bằng các công cụ tiết kiệm đa dạng và linh hoạt cho phép kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi ban đầu. Các nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cấp bách vay dài hạn mua nhà trong dân cư thời gian tới.
- Chi nhánh cũng nên chú trọng các hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay hoạt động hợp tác giữa bảo hiểm với ngân hàng được cụ thể hoá thông qua những sản phẩm liên kết (Bancarsurance). Nhưng Bancarsurance ở Việt Nam vẫn đang còn ở mức khởi đầu…. Bên cạnh xu hướng “lấn sân” nhau giữa các Công ty bảo hiểm với NH, xu hướng tăng cường hợp tác cũng đã đang ngày càng khẳng định: Vietcombank, Agribank đã liên kết với các Công ty bảo hiểm AIA, Prudential với các dịch vụ hỗ trợ là thanh toán tự động và chi trả phí bảo hiểm, dịch vụ thanh toán từ xa qua máy ATM. Mới gần đây nhất là Techcombank và Bảo Việt cũng tham gia vào hoạt động này. Sự hợp tác này sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận đến nguồn vốn rỗi rãi của các quỹ bảo hiểm một cách dễ dàng hơn, còn ngân
hàng có thể giúp doanh nghiệp bảo hiểm trong các công nghệ thanh toán điện tử, tránh việc phải cử nhân viên đến tận địa chỉ khách hàng thu phí như hiện nay ở các doanh nghiệp bảo hiểm.