Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 25)

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô

Mức gia tăng dư nợ cho vay tiêu dùng/dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kỳ. Lãi mà khách hàng phải trả được tính dựa trên dư nợ cho vay tại thời điểm tính. Số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng hơn so với dư nợ kỳ trước phản ánh mức độ mở rộng cho vay càng cao.

Dư nợ trong kỳ = Dư nợ kỳ trước + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ Chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng/dư nợ cho vay cho ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao thì khách hàng vay tiêu dùng nợ ngân hàng tại thời điểm cuối kỳ càng cao. Đồng thời, ta cũng thấy sự đóng góp, tầm ảnh hưởng của cho vay tiêu dùng trong hoạt động của ngân hàng. Vì thế, mức gia tăng tỷ trọng này phản ánh sự mở rộng quy mô khoản vay năm nay so với năm trước.

Mức gia tăng số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng

Một trong những đặc điểm của cho vay tiêu dùng là số lượng khách hàng cho vay lớn. Vì thế một sự gia tăng về số lượng khách hàng đồng nghĩa là sự gia tăng về quy mô các khoản vay hay là có sự mở rộng cho vay trong thời kỳ đó. Một lượng khách hàng tăng và ổn định qua các năm chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng thu hút được các cá nhân, hộ gia đình tham gia.

Mức gia tăng các loại sản phẩm cho vay tiêu dùng

Vì đặc điểm của cho vay tiêu dùng là những món vay nhỏ, lượng món vay lớn nên để thu hút được khách hàng không chỉ là sự hấp dẫn về lãi suất, chi phí mà cả

sự đa dạng của sản phẩm. Nhưng sự đa dạng của sản phẩm quan trọng nhất là phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và hơn nữa còn khơi gợi được nhu cầu tiềm năng mà chính khách hàng còn không biết. Những sản phẩm ra đời không phù hợp với thị trường thì nhanh chóng sẽ bị đào thải, không những thế làm còn tạo gánh nặng chi phí cho ngân hàng. Sản phẩm tiêu dùng càng đa dạng thì số lượng món vay và khách hàng sẽ ra tăng, đồng nghĩa là có sự mở rộng cho vay tiêu dùng. Đặc điểm của các dịch vụ ngân hàng là rất nhanh chóng bị sao chép không những thế còn bị thay thế bởi những dịch vụ tương tự nhưng tốt hơn. Trong khi để có được một sản phẩm cho vay tiêu dùng mới cần rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Do vậy, theo chu trình sống của sản phẩm thì ngân hàng nên tập trung vào thời gian đầu của sản phẩm.

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự an toàn

Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến việc gia tăng quy mô khoản vay mà không chú ý đến sự an toàn của các món vay thì đó cũng không phải là sự mở rộng bền vững. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh sự an toàn :

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ quá hạn là khi đến kỳ hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả cho ngân hàng lãi hoặc/và vốn gốc.

Nợ xấu là nợ quá hạn khi nợ đó rơi vào từ nhóm 3 đến nhóm 5 (bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) và không được cán bộ tín dụng cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ). Nợ xấu có đặc trưng:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ ít nhất là 90 ngày

Quy định hiện nay của Ngân hàng nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%.

Tỷ lệ xấu = Dư nợ xấu x 100

Tổng dư nợ CVTD

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng. Nghĩa là khi nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tăng sẽ phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng giảm và ngược lại.

Tỷ lệ dư nợ cho vay có Tài sản bảo đảm

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của Ngân hàng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Ngân hàng thương mại nào cũng vậy, luôn mong khách hàng có tài sản bảo đảm cho món vay của mình. Vì trường hợp xấu nhất khi khách hàng không trả được nợ thì chính Tài sản bảo đảm đó sẽ là tấm đệm để ngân hàng bù đắp tổn thất.

Tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ = Dư nợ cho vay có TSBĐ X 100 Dư nợ CVTD

Tỷ lệ dư nợ cho vay có TSBĐ phản ánh chất lượng tín dụng khoản vay tiêu dùng. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện chất lượng cho vay tiêu dùng cao và ngược lại.

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả

Lãi thu từ cho vay tiêu dùng

Lãi thu từ cho vay tiêu dùng là phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được sau khi trừ đi các chi phí cần thiết khác ngoài phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động nguồn vốn.

Lãi thu từ cho vay tiêu dùng = lãi suất X số tiền cho vay tiêu dùng

của ngân hàng ngày càng mở rộng và ngược lại. Nhưng ta cần phải xem sự tăng lên của lãi thu ấy không phải xuất phát từ lãi suất mà từ số tiền cho vay mới thực sự làm mở rộng cho vay tiêu dùng.

Lãi treo

Lãi treo là tiền lãi của ngân hàng cho vay phát sinh theo hợp đồng tín dụng nhưng thực tế chưa thu hoặc không thu được tiền (chỉ thể hiện trên tài khoản lãi của ngân hàng, chưa thu được tiền của khách hàng vay). Thông thường lãi treo chủ yếu là tiền lãi “quá hạn”, bên vay có thể đã mất khả năng thanh toán vốn gốc và lãi trong hạn, tiếp tục bị ngân hàng tính lãi quá hạn (bằng 1,5 lần lãi suất trong hạn). Vì vậy số lãi này gia tăng nhanh chóng.

Chỉ số lãi treo cho vay tiêu dùng càng cao cho thấy các khoản “nợ xấu” của ngân hàng gia tăng, thanh khoản của ngân hàng có vấn đề dù dư nợ của khách hàng tăng. Nếu ngân hàng không có biện pháp xử lý nợ kịp thời sẽ đối mặt với các nguy cơ thua lỗ (không thu được lãi) thậm chí là mất vốn. Và ngược lại, chỉ số lãi treo cho vay tiêu dùng thấp sẽ phản ánh kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng là hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w