Các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 38)

II Các chỉ tiêu hiệu quả

2.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng

 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích

Tại BIDV nói chung và Chi nhánh Quang Trung nói riêng, năm 2010 là năm có nhiều đột phá trong môi trường hoạt động. Thực hiện theo phát triển chi nhánh theo mô hình ngân hàng hỗn hợp trong định hướng chung phát triển của tập đoàn BIDV thành tập đoàn tài chính Ngân hàng Việt Nam, cả hệ thống nói chung và Chi nhánh Quang Trung đều đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới và tìm hướng đi mới theo hướng tiếp cận sát hơn với thị trường, nâng cao tính năng động, sáng tạo và chủ động trong hoạt động kinh doanh. Riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, BIDV Quang Trung cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức.

Tuy chi nhánh mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 nhưng đã cung cấp cho thị trường một số các hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến như:

1/ Cho vay ô-tô 2/ Cho vay mua nhà 3/ Cho vay du học

4/ Cho vay xuất khẩu lao động 5/ Cho vay cán bộ công nhân viên 6/ Cho vay chứng khoán

8/ Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm/ giấy tờ có giá 9/ Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán...  Các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn

Do đặc điểm các khoản cho vay tiêu dùng thường là trung, dài hạn nên tại Chi nhánh sản phẩm cho vay tiêu dùng thường có kỳ hạn trung hạn như cho vay ô tô, cho vay mua và sửa chữa nhà ở, thấu chi, cho vay Cán bộ công nhân viên, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, phát hành thẻ tín dụng…

Còn lại một số sản phẩm có kỳ hạn ngắn ngắn hạn như cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán…

 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo loại tiền

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu sử dụng đồng nội tệ. Một phần do quy định của ngân hàng nhà nước hạn chế cho vay bằng ngoại tệ trừ trường hợp khách hàng thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu; phương án sản xuất kinh doanh. Còn các trường hợp khác phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng nhà nước.

Vì vậy, cũng tuân theo quy định của Ngân hàng nhà nước sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chỉ có hình thức cho vay thông qua hình thức phát hành thẻ tin dụng có thể dùng đồng ngoại tệ khi thanh toán ở nước ngoài. Hoặc trong cho vay chứng minh tài chính, cho vay xuất khẩu lao động theo yêu cầu của Bên nước ngoài cần chứng minh tài chính bằng ngoại tệ.

2.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng

Chuyển sang quy trình thẩm định tín dụng Phỏng vấn Đánh giá sơ bộ Cung cấp mẫu hồ sơ Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Kiểm tra lịch sử

quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu

Kiểm tra hồ sơ

Đạt yêu cầu

Chấp nhận hồ sơ

Từ chối Hoãn/yêu cầu thêm

thông tin

Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Không đạt

Không đạt

Sơ đồ 2.2: Các bước thực hiện quy trình cho vay tiêu dùng

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Phỏng vấn ban đầu:

loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

- CBTD hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, xác định xem yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với kế hoạch chiến lược của chi nhánh đối với việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

- Trong giai đoạn này, CBTD có đủ những thông tin chi tiết về khách hàng (như: thu nhập, tài sản, tình trạng việc làm ...) để ra quyết định "từ chối", và khách hàng được thông báo ngay.

- Nếu khách hàng có đủ các điều kiện vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng về các tài liệu cần thiết để làm hồ sơ vay vốn.

Tiếp nhận hồ sơ vay vốn/phân tích tín dụng

- CBTD phụ trách khách hàng cá nhân tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn, xem xét sự hoàn thiện và tính hiệu lực của các tài liệu

- Nếu hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng yêu cầu, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện theo yêu cầu và đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

- Nếu hồ sơ vay vốn đáp ứng yêu cầu, CBTD vào hồ sơ vay vốn và trình Trưởng phòng tín dụng cá nhân, trưởng phòng có thể chấp nhận.

- Nếu trong thẩm quyền phê duyệt của mình, Trưởng phòng tín dụng cá nhân có thể quyết định đối với đề xuất vay vốn, Trưởng phòng sẽ chuyển trả lại hồ sơ cho CBTD để thông báo cho khách hàng

- Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng tín dụng cá nhân, đề xuất vay vốn sẽ được trình Giám đốc chi nhánh ra quyết định.

Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn và phương án kinh doanh. - CBTD chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định những nội dung sau:

+ Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng.

+ Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt động và uy tín của khách hàng vay vốn.

+ Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng. + Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

+ Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân Ngân hàng.

Bước 3: Lập Tờ trình cho vay Bước 4: Gửi “Thông báo cho vay” Bước 5: Giải ngân và quản lý giải ngân

- CBTD chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho CBTD quản lý giải ngân cùng với các hướng dẫn cho việc giải ngân.

- CBTD quản lý giải ngân bảo đảm rằng các tài liệu yêu cầu và việc phê duyệt đã được thực hiện đầy đủ và tạo hai hồ sơ khách hàng mới:

+ Một hồ sơ văn bản pháp lý và các văn bản khác có giá trị được giữ dưới sự kiểm soát kép của hai người, hồ sơ bảo đảm tiền vay cần hạn chế tiếp cận. + Một hồ sơ khác là hồ sơ theo dõi khoản vay để lưu các văn bản liên lạc

hoặc thư từ trao đổi được giữ lại để phục vụ cho CBTD.

- Nếu tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tín dụng khác mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được dùng làm tài sản cầm cố, CBTD quản lý giải ngân tiến hành đóng tài khoản đó, đảm bảo không được rút tiền từ tài khoản đó cùng với thông báo đến phòng kế toán để vào sổ kế toán.

- Nếu tiền gửi ở ngân hàng khác được dùng làm tài sản cầm cố, phải thông báo cho ngân hàng đó và phải nhận được thư xác nhận của ngân hàng đó.

- CBTD gửi một bản sao quyết định cho vay, cùng với thông báo do cán bộ này ký, thông tin chi tiết về việc giải ngân, lịch giải ngân (nếu có) cho phòng

dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán). Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) có trách nhiệm giải ngân khi nhận được những tài liệu này. - Khi thực hiện vào sổ kế toán, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế

toán) thông báo cho CBTD và CBTD quản lý giải ngân về số tài khoản dùng cho các chứng từ liên quan đến khoản vay.

Bước 6: Kiểm tra, thu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ Bước 7: Xử lý các phát sinh

- Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì CBTD quản lý giải ngân phối hợp CBTD xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp đó được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

- Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay được chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi và được bàn giao sang bộ phận xử lý nợ xấu tại chi nhánh, và chịu sự kiểm soát của Ban Quản lý tín dụng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam.

- Việc xử lý nợ xấu theo Sổ tay tín dụng

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải tỏa Tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w