II Các chỉ tiêu hiệu quả
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Nhìn chung, Chi nhánh không có sự mở rộng CVTD đáng kể ngoài hai sản phẩm cho vay mua sửa chữa nhà và cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh thấp so với mục tiêu và còn xa hơn nữa so với các ngân hàng thương mại khác.
Thứ hai, cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay còn mất cân đối. Chi nhánh chỉ tập trung vào sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà, trong khi những sản phẩm khác có tiềm năng như cho vay du học và xuất khẩu lao động chiếm chưa đến 1%.
Thứ ba, điều kiện vay còn hạn hẹp. Ví dụ như: đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng như cho vay mua ô tô, phạm vi cho vay là cá nhân, hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở, hạn chế rất nhiều số lượng người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa có hộ khẩu Hà Nội, những người làm việc ở các khu liên doanh, khu công nghiệp. Chính những người này nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn. Đây cũng là hạn chế của phần lớn các NHTMCP hiện nay như ACB, Techcombank. Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là hai thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó các NHTM cần mở rộng cho vay tới các đối tượng từ nơi khác đến và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, dư nợ bình quân CVTD của CBTD còn thấp xấp chưa đến 10 tỷ/CBTD/năm. Trong khi các ngân hàng thương mại khác cao hơn nhiều như ở NH Công thương con số này là hơn 15 tỷ, ngân hàng cổ phần khác như Techcom hay ACB còn hơn 20 tỷ. Do vậy, việc mở rộng CVTD của Chi nhánh còn quá nhỏ so với vị thế và tiềm năng của ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, ban lãnh đạo Chi nhánh chưa thật sự chú trọng đến thị phần tín dụng cho vay tiêu dùng, mà vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ các dự án bất động sản... của các doanh nghiệp lớn và tập đoàn kinh tế. Mặc dù với hướng chỉ đạo của BIDV là phát triển cho vay tiêu dùng. Điều này cùng không phải xảy ra với chi nhánh Quang Trung mà còn với các ngân hàng thương mại. Do đặc điểm các khoản vay tiêu dùng là nhỏ lẻ, thường vay theo phương thức từng lần nên mỗi lần vay tốn khá nhiều thời gian trong khi đó doanh số và dư nợ lại nhỏ. Trong khi so với một món vay doanh nghiệp khác, cũng một công làm hồ sơ tất nhiên có phức tạp hơn nhưng dư nợ và doanh số mang về lớn rất nhiều lần, có khi gấp 10 lần món vay tiêu dùng.
Thứ hai, nguồn nhân lực còn mỏng, trẻ, ít kinh nghiệm
- Cán bộ tín dụng: Do năm 2009, Đội ngũ cán bộ sau chia tách Ba Đình: lực lượng cán bộ lãnh đạo phòng chuyển sang chi nhánh mới nhiều. Hiện tại cán bộ lãnh đạo phòng chủ yếu là mới, kinh nghiệm quản trị điều hành chưa nhiều. Đội ngũ cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm công tác là một trong những điểm khó khăn trong xử lý các tình huống thực tế. Vì với khi đến với ngân hàng, trước hết cán bộ phải là người biết tư vấn tài chính cho khách hàng, nên càng đòi hỏi mỗi cán bộ phải có đủ kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm trong tư vấn. Những cán bộ ngân hàng không chỉ ít kinh nghiệm trong tác nghiệp mà còn trong kỹ năng bán hàng như kỹ năng nói, nghe, xử lý khi khách hàng từ chối, kỹ năng đàm phán… Vì bản thân mỗi cán bộ là một nhân viên bán hàng và hàng hoá ở đây là các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Với tốc độ cạnh tranh như hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng, những kỹ năng này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, quyết định đến thành công, uy tín của ngân hàng. Việc các cán bộ còn non kinh nghiệm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Cụ thể:
•Vi phạm nguyên tắc cho vay (cho vay đối với nhu cầu vốn không được cho vay). Cố ý làm trái quy định các quy định của pháp luật/BIDV: cho vay đảo nợ, để
khách hàng cho vay lại…Cho tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu cơ vào quyền sử dụng đất.
•Vi phạm các điều kiện cho vay, cố ý làm trái đối với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo: Cho vay không có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản và hoặc nhận bảo lãnh không có tài sản của tổ chức không thuộc danh mục các tổ chức được nhận bảo lãnh không có tài sản. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với đối tượng hạn chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản; Cán bộ lợi dụng chức vụ, trục lợi cá nhân, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cấp bảo lãnh cho khách hàng đang có nợ xấu, cố ý làm trái với sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo.
• Giải ngân thiếu căn cứ, trái quy định pháp luật/BIDV: Giải ngân bằng tiền mặt thiếu hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn/hoặc cho vay để trả nợ cho người khác, để đảo nợ; Giải ngân bằng chuyển khoản nhưng thực chất là né tránh sự kiểm soát giải ngân bằng tiền mặt bằng cách chuyển khoản vào chính tài khoản tiền gửi của khách hàng vay và ngay sau đó khách hàng rút tiền mặt để trả nợ cho người khác hoặc trả nợ gốc, lãi, phí của chính khách hàng hoặc giải ngân vào tài khoản của CBTD để đảo nợ.
• Thẩm định khách hàng/khoản vay sơ sài, mang tính hình thức, không phân tích tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các Tổ chức tín dụng, không thẩm định kỹ thông tin để đánh giá tư cách của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của phương án/dự án vay vốn, xác định nhu cầu/mục đích vay vốn không phù hợp dẫn đến đề xuất cho vay đối với phương án không có hiệu quả kinh tế, không chứng minh được nguồn thu để trả nợ, không có mục đích sử dụng vốn rõ ràng, cho vay để đảo nợ..
• Thẩm định và đề xuất nhận các TSBĐ không đủ điều kiện, vượt thẩm quyền, không đăng kí giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm; định giá TSBĐ thiếu căn cứ, vi phạm quy định của BIDV: TSBĐ là quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai; TSBĐ nằm trong khu quy hoạch, giải tỏa; hồ sơ TSBĐ chưa chặt chẽ, còn nhiều sai sót, gây bất
lợi trong trường hợp phải xử lý TSBĐ khi khách hàng đang có nợ xấu và thiếu TSBĐ; định giá quyền sử dụng đất lớn hơn 70% giá thị trường/hoặc định giá quyền sử dụng đất nông nghiệp cao hơn nhiều lần khung giá Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố/ hoặc thiếu cơ sở, căn cứ định giá TSBĐ/hoặc thiếu thành phần tổ định giá.
Ngoài ra, do thiếu nhân sự trong khi lại nôn nóng tăng trưởng và/hoặc mở rộng mạng lưới… công việc đổ dồn lên một số người nên hoạt động tín dụng đã và đang bộc lộ nhiều rủi ro.
Do chưa có cơ chế cụ thể đối với cho vay nên đôi khi CBTD lúng túng và kéo dài thời gian cho vay và cũng vì vậy nên chưa tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm; một số nhân viên mới tuyển dụng chưa qua đào tạo lại một cách bài bản để cập nhật các kiến thức về ngân hàng hiện đại nên có nhiều lúng túng khi tiếp xúc với khách hàng và ít tạo được sự tin tưởng. Đồng thời việc này cũng tăng nhiều rủi ro khi ra quyết định cho vay. Cũng chính vì ít kinh nghiệm nên khả năng xử lý tình huống của CBTD chưa cao, và thường mất nhiều thời gian xử lý khi có khó khăn phát sinh và khiến cho khoản vay chậm được phê duyệt, tạo cho khách hàng tâm lý là ngân hàng gây khó dễ.
- Ban lãnh đạo chi nhánh/phòng giao dịch
• Tư duy tín dụng khi giải quyết các nhu cầu tín dụng/vốn vay của khách hàng còn hạn chế như bỏ qua nguyên tắc tín dụng, không quản lý giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, quyết định cho vay/giải ngân chỉ căn cứ vào TSBĐ, dự án/phương án vay vốn chỉ được vẽ ra để hoàn thiện hồ sơ.
• Không chú trọng, quan tâm đến công tác định hướng kinh doanh, danh mục tín dụng, TSBĐ, tăng trưởng nóng, ngoài khả năng kiểm soát hoặc không lưu ý đến nội dung cảnh báo của Cơ quan ban ngành tại địa phương đối với ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro… không lưu ý những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh/tín dụng tại chi nhánh đã được các đoàn kiểm tra lưu ý, cảnh báo trước.
Kênh phân phối của Chi nhánh phần lớn là phân phối truyền thống nghĩa là khách hàng trực tiếp đến ngân hàng giao dịch. Các kênh phân phối khác như các đại lý bán xe, công ty bảo hiểm không nhiều, còn các sàn giao dịch bất động sản thì chỉ có một. Điều này là do Chi nhánh mới thành lập nên chưa có nhiều khách hàng mang tính ổn định, sự phối hợp giữa các phòng ban tổ chưa thống nhất, các sản phẩm dịch vụ mới tham gia thị trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi các ngân hàng khác đã có nhiều năm kinh nghiệm (như sản phẩm cho vay du học). Ngoài ra, các kênh phân phối như phát tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh không được quan tâm nhiều.
Thứ tư, vị trí Chi nhánh chưa thuận lợi.
Do Quang Trung là một đơn vị thành viên mới thành lập của BIDV và được định hướng tập trung chủ yếu cho các khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân, trong khi đó BIDV đã thành lập nhiều chi nhánh chuyên phục vụ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội như chi nhánh Đông Đô, hay chi nhánh Hà Thành nên Chi nhánh Quang Trung sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc:
- Áp dụng các biện pháp marketing để mở rộng thị trường vì công tác marketing cần phải có sự đồng bộ của toàn hệ thống chứ không thể làm manh mún tại một vài chi nhánh.
- Tiếp cận và xâm nhập thị trường do phải chịu sự cạnh tranh với chính các chi nhánh khác trong cùng hệ thống BIDV
Địa bàn hoạt động của chi nhánh Quang Trung tập trung nhiều ngân hàng TMCP với cơ chế hoạt động mềm dẻo, thu hút khách hàng bằng lãi suất cao, nhiều ưu đãi… khiến nền vốn huy động không được ổn định. Địa bàn hoạt động của chi nhánh có 10 ngân hàng TMCP: VIB, SCB, Maritime Bank, Agribank, ViettinBank, VCB,… trong năm 2008, các ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, phong phú, nhiều chương trình khuyến mại lớn thu hút khách hàng. Một số sản phẩm mới nổi bật như huy động vàng, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo
số tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng trao giải hàng tuần, tiền gửi lĩnh lãi định kỳ và có thể rút gốc linh hoạt trước hạn từng phần… BIDV chưa triển khai thực hiện. Đặc biệt, Ngân hàng ACB đưa ra sản phẩm mới Tiết kiệm Lãi suất thả nổi - Floating là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng - lãnh lãi hàng kỳ ra đời với mục đích đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng trước những lo ngại về lạm phát.
Ngoài ra, tuy Chi nhánh có vị trí địa lý đẹp nhưng chi phí thuê tương đối cao- thuộc diện cao nhất so với các chi nhánh trên địa bàn và chi nhánh thường xuyên nhận được phàn nàn của khách hàng vì không có địa điểm gửi xe hợp lý cho khách hàng trong thời gian giao dịch.
Thứ năm, đặc điểm mô hình Hội sở và chi nhánh còn có một số điểm hạn chế.
- Quy mô vốn tách riêng với quy mô cho vay
BIDV hiện nay vẫn là ngân hàng thương mại nhà nước nên thực ra chi nhánh huy động vốn hộ hội sở và được hội sở bán lại. Nên nếu chi nhánh huy động được nguồn vốn lớn sẽ được bán với chi phí rẻ hơn. Hiện nay, nền vốn huy động của chi nhánh tương đối phát triển nhưng không ổn định do nhiều khách hàng là Công ty Chứng khoán tính chất hoạt động phụ thuộc vào thời vụ và chu kỳ kinh tế từng thời kỳ, các nguồn tiền gửi của khách hàng là định chế tài chính lớn nhưng khó thể huy động lại do phải tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính. Trong khi đó, khách hàng dân cư thường được mời chào bởi lãi suất hấp dẫn của các ngân hàng cổ phần. Tháng 10/2008, chi nhánh phải chia sẻ lượng khách hàng sang chi nhánh Ba Đình với tổng nguồn vốn tương đối lớn. Vì thế quy mô vốn của chi nhánh không có nhiều ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động của chi nhánh và đó cũng là hạn chế của chi nhánh. Nên chi nhánh không tạo được sử chủ động, linh hoạt trong hoạt động cho vay.
- Chính sách tín dụng do trung ương ban hành và hướng dẫn xuống các chi nhánh để thực hiện nên mang tính hành chính, bắt buộc.
Việc cho vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay ít thực hiện mà đều yêu cầu khách hàng phải sử dụng tài sản đảm bảo là bất động sản (do yêu cầu về an toàn tín dụng) nên đã vô tình thu hẹp thị trường chưa kể điều này gây nhiều bất lợi cho
khách hàng trong khi đó thì họ hoàn toàn có thể vay và thanh toán các khoản vay đến hạn mà không cần sử dụng đến tài sản đảm bảo là bất động sản
- Chính sách của Hội sở chính chưa mang tính đồng bộ, đặc biệt sau chuyển đổi TA2, xuất hiện hiện tượng chồng chéo giữa các Ban gây khó khăn cho chi nhánh trong quá trình giao dịch, tiếp thị khách hàng.
Thứ sáu, TSBĐ là nhà đất được quyền thế chấp thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Vì thế nhiều khách hàng có nhân thân tốt, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng không được vay vốn vì không đủ điều kiện về TSBĐ. Dù rằng điều này sẽ làm tăng tính an toàn cho khoản vay, nhưng vô hình chung đã thu hẹp thị trường. Vì vậy, với những đối tượng này cần có những giải pháp phù hợp.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, khách hàng không đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết mà ngân hàng quy định. Đó là do khách hàng chưa có sự hiểu biết nhiều trong lĩnh vực mà mình tham gia như việc khách hàng không đủ bằng chứng chứng minh được thu nhập hàng tháng của mình để chấp nhận cấp vốn trong khi thu nhập của họ đủ đáp ứng nhu cầu trả nợ.
Thứ hai, khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng. Người lao động cố tình bỏ trốn khỏi chỗ làm bên nước ngoài gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý và thu hồi nợ. Trong cho vay ô-tô, xe do khách hàng sử dụng và giữ gìn nên nhất là trong các khoản vay bảo đảm bằng vốn vay rất dễ gây tổn thất cho ngân hàng như sử dụng sai mục đích (phạm pháp...), gây hỏng hóc sẽ làm giảm giá trị xe khi phát mại có khi nhỏ hơn nghĩa vụ tài chính của khách hàng. Do đó Chi nhánh cũng hạn chế các khoản vay cho vay tiêu dùng hình thành từ vốn vay.
• Làm giả hồ sơ cán bộ cán bộ công nhân viên để vay vốn: nhiều người