Xuất phát từ các chức năng của Công ty từ đó xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý. Cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý theo trực tuyến, bổ sung một số lĩnh vực còn bỏ ngõ, quy định lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho các đơn vị, phòng ban và cương vị nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng của Lasuco và khắc phục tồn tại trong nguyên tắc thiết lập thủ tục kiểm soát nội bộ.
Phụ lục 3.1 Sơ đồ phương án tổ chức bộ máy của Lasuco, cho thấy cần
bổ nhiệm thêm một Phó TGĐ sản xuất; bổ sung thêm Phòng Kỹ thuật và Môi trường đảm nhận luôn chức năng kiểm soát môi trường từ phòng Kiểm soát Chất lượng; tách Phòng VT và TTSP thành ba phòng độc lập Mua hàng, Bán hàng và Kho, tập trung toàn bộ các kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa, quỹ từ Phòng Hành chính phục vụ, Phòng TCKT và các đơn vị về Phòng Kho quản lý; chuyển 2 Nhà máy đường, 2 Nhà máy cồn, Xí nghiệp Nguyên liệu từ hạch toán phụ thuộc sang mô hình phân xưởng và phòng ban. Toàn bộ kế toán chuyển về Phòng TCKT hạch toán tập trung. Bởi tất cả các vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất đều do Công ty cung ứng, các thành phẩm đều nhập kho Công ty, các khoản chi tiền do Công ty phê duyệt, vì vậy việc ghi chép, phản ảnh tạo số phát sinh trùng, không phản ánh đúng bản chất các nghiệp vụ phát sinh. Mặt khác, các đơn vị nói trên đều nằm ngay cạnh khu văn phòng Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kiểm tra, kiểm soát trực tiếp. Do đó, Công ty chỉ nên giao khoán các chỉ tiêu và định mức kinh tế kỹ thuật cho các nhà máy, việc giao khoán giá thành sản phẩm không phù hợp. Như vậy vừa tăng cường lực lượng cho Phòng TCKT Công ty, vừa giảm được các khâu trung gian không cần thiết, thông tin cung cấp cho quản lý kịp thời chính xác
hơn. Mặt khác, các chi phí hạch toán, kiểm tra, kiểm soát, quyết toán, kiểm toán cũng giảm.
Chính sách nhân sự và chính sách tiền lương cũng được thống nhất với mặt bằng chung của toàn Công ty. Nếu Lasuco thiết lập được một cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý tốt thể hiện các thủ tục KSNB chặt chẽ của hệ thống KSNB nói chung và kiểm soát chi phí SXKD nói riêng.