0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, THANH HÓA (Trang 37 -37 )

2.1- Khái quát quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phầnMía Đường Lam Sơn Mía Đường Lam Sơn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Mía ĐườngLam Sơn Lam Sơn

Khái quát chung về Ngành Mía Đường Việt Nam

Năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía với tổng công suất 11.000 tấn mía ngày (TMN), hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm 1995, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây

dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn”. Ngành Mía Đường phát triển với mục tiêu “Không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa, mà là ngành kinh tế xã hội”(10). Chỉ sau 5 năm (1994-2000), Ngành Mía Đường Việt Nam đã có

bước tiến ngoạn mục, có 44 nhà máy và đạt mục tiêu một triệu tấn đường. Từ 1995 đến nay, ngành Mía Đường Việt Nam đã đóng góp tích cực vào tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập, đời sống tinh thần cho hàng triệu nông dân trồng mía và hàng vạn công nhân làm việc trong các nhà máy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ mặt nông thôn và dân cư vùng mía được đổi mới, quan hệ hợp tác giữa công ty sản xuất công nghiệp với người trồng nguyên liệu và các địa phương ngày càng tốt hơn.

Hiện nay có 37 Nhà máy đường hoạt động, trong đó có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (loại hình công ty TNHH), 26 công ty cổ phần, 5 doanh nghiệp Nhà nước đang chờ xử lý tài chính. Mỗi loại hình sẽ có môi trường kiểm soát khác nhau (đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch… môi trường bên ngoài), vì vậy các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ có sự khác nhau. Sự khác nhau đó chính do chủ sở hữu vốn của các doanh nghiệp quyết định dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước và cơ cấu tổ chức cũng như điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Trong 31 nhà máy đường có vốn đầu tư trong nước, nhiều nhà máy kiểm soát chi phí còn chưa tốt, giá thành sản xuất còn quá cao, năng suất công nghiệp và năng suất nông nghiệp của ngành Mía Đường Việt Nam đều thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do các nhà máy có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và năng suất lao động thấp đặc biệt hệ thống KSNB về chi phí SXKD còn nhiều hạn chế.

Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn được thành lập theo Quyết định

số 1133/QĐ-TTg ngày 6/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn. Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn (Lam son sugar cane Joint Stock Corporation, viết tắt là Lasuco). Công ty Đường Lam Sơn là doanh nghiệp mía đường đầu tiên cổ phần hóa và cũng là doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tiên thí điểm bán cổ phần ưu đãi cho người trồng nguyên liệu.

Lasuco có trụ sở chính đặt tại Thị trấn Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hoá và có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,Thành phố Thanh Hóa.

Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong phát triển sản xuất và kinh doanh về sản phẩm đường, sản phẩm sau đường và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định

cho người lao động; đóng góp Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh; tăng cổ tức cho các cổ đông và tăng giá trị Công ty. Công ty có vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, trong đó Nhà nước chiếm 12,14%.

Nhà máy đường Lam Sơn (tiền thân của Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn) được xây dựng lắp đặt dây truyền thiết bị của Pháp, bắt đầu chế biến từ vụ 1986 - 1987. Bước vào thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ động viên của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương và bà con trồng mía trong vùng, Công ty đã vượt qua khó khăn thử thách, liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước, nộp Ngân sách nhà nước ngày càng tăng, việc làm và đời sống vật chất tinh thần của CBCNV được ổn định và cải thiện rõ rệt “Công ty đã và đang phát huy vai trò trung

tâm chủ đạo của một cơ sở công nghiệp trong vùng kinh tế Lam Sơn, góp phần tạo việc làm cho hàng vạn lao động, tạo sự gắn kết giữa công nghiệp và nông nghiệp, nông dân và công nhân nông nghiệp để triển khai và thực hiện có hiệu quả phương án phát triển mía đường, khai thác và làm sống dậy một vùng đất trống đồi núi trọc trung du miền núi, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng” (22).

25 năm xây dựng và phát triển Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn có thể được phân chia thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: 1980-1986, thời kỳ này Nhà máy cùng với chuyên

gia nước ngoài xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị. Mục tiêu của Nhà máy là sớm đưa máy móc thiết bị vào vận hành sản xuất. Lúc này công tác KSNB đã được hình thành nhưng chưa chú trọng.

Giai đoạn 2: 1986-1989, Nhà máy bắt đầu sản xuất đã gặp khó khăn

sản. Cơ chế tập trung bao cấp bộc lộ yếu kém, Nhà nước chủ chương xóa bỏ cơ chế này chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Hàng năm Nhà máy đều được Nhà nước tổ chức kiểm tra tình hình thực chỉ tiêu kế hoạch và chấp hành các luật thuế và Pháp lệnh Kế toán Thống kê , vì vậy đòi hỏi hệ thống KSNB được ban lãnh đạo Công ty quan tâm và phần nào phát huy được vai trò.

Giai đoạn 3: 1990-1999, giai đoạn ổn định và phát triển không ngừng

của Công ty thời kỳ trước cổ phần hóa. Giai đoạn này Công ty mở rộng quy mô SXKD cả về chiều rộng và chiều sâu, hiệu quả SXKD và xã hội không ngừng tăng. Công tác KSNB được ban lãnh đạo coi trọng. Một số đơn vị được phân cấp, phân quyền hạch toán phụ thuộc. Năm 1992 Công ty đã áp dụng hệ thống tin học vào quản lý, lắp đặt hệ thống mạng máy vi tính thực hiện quản lý, điều hành và kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Công ty. Vì vậy hệ thống thông tin chính xác, kịp thời hơn phục vụ quản lý một cách hiệu quả. Công ty được các cơ quan nhà nước cũng như các ngân hàng đánh giá là đơn vị có hệ thống sổ sách, chứng từ rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát, hệ thống chính sách và thủ tục đã thiết lập tương đối chặt chẽ, khoa học.

Giai đoạn thứ 4 từ năm 2000 đến nay: Công ty hoạt động theo mô hình

Công ty cổ phần. Việc cung cấp thông tin không chỉ còn gói gọn trong nội bộ và với Nhà Nước mà còn đối với các nhà đầu tư. Công ty đã phân cấp một số các đơn vị hạch toán độc lập và thành lập một số doanh nghiệp khác trong đó Lasuco chiếm cổ phần chi phối, từng bước hình thành tập đoàn kinh tế. Ngoài ra Công ty còn đầu tư mua cổ phần ở một số doanh nghiệp. Bởi vậy công tác kiểm soát yêu cầu không những kiểm soát trong nội bộ Công ty mà còn phải kiểm soát được các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Từ năm 1992 đến nay Công ty đã đầu tư trên 1000 tỷ đồng để đầu tư mở rộng SXKD: công suất 2 nhà máy đường đã đạt 7.000 tấn mía/ngày. Sản lượng đường sản xuất đạt trên 100.000 tấn/năm chiếm 10% sản lượng cả

nước; sản phẩm ngày càng đa dạng hóa, chất lượng không ngừng được nâng cao: từ chỗ Công ty chỉ có một sản phẩm là đường thô đến nay đã có thêm các loại sản phẩm chính như đường RS, đường RE (tiêu chuẩn EU), đường vàng tinh khiết, cồn xuất khẩu... và nhiều sản phẩm khác; Cơ chế quản lý doanh nghiệp liên tục được đổi mới, hệ thống các quy định, điều lệ hoạt động cũng được thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế.

Tốc độ phát triển của Công ty được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau đây:

Biểu 2.1

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CÁC NĂM

Chỉ tiêu Năm Sản lượng đường (tấn) Doanh thu (triệu đồng) Nộp Ngân sách nhà nước (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) Thu nhập bình quân của công nhân (triệu đồng/người/ tháng) Cổ tức (%/vốn góp) 1990 2.875 5.552 394 269 0,112 1995 30.765 110.400 12.884 13.151 1,100 1999 103.000 252.188 12.089 - 1,100 2000 113.761 432.212 10.246 -1.225 1,161 2001 88.557 480.095 27.226 38.550 1,380 12 2002 83.539 466.476 38.446 36650 1,390 15 2003 97.479 408.155 25.385 -12.771 1,140 2004 123.777 580.026 28.721 77.556 2,656 20 2005 94.439 651.976 32.317 91.034 2,753 20 2006 77.286 681.470 45.703 79.498 2,758 20

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Lasuco) Về nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền: thực

hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và công nghệ môi trường, Lasuco đã công bố chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn cơ sở, đối với các sản phẩm. Năm 2005 đã được Cục sở hữu thuộc Bộ khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp cho các loại đường do Lasuco sản xuất.

Lasuco đã được Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý: Công ty

Đường Lam Sơn và Tổng Giám đốc Lê Văn Tam được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” theo Quyết định số 506 - KT/CTN ngày 30/12/1999 và Quyết định số 553 - KT/CTN ngày 7/1/2000 của Chủ tịch Nước. Nhà nước phong tặng Công ty: Huân chương độc lập hạng 3 năm 2002, Huân chương lao động hạng nhất năm 1997, Huân chương lao động hạng ba các năm 1992,1997 và 2004, 6 năm được nhận cờ thi đua của Chính phủ; 5 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 3 lần được tặng cờ luân lưu đơn vị dẫn đầu thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được tặng hàng trăm Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa và các bộ, ngành; 10 năm liên tục được giải Bông lúa vàng; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng Quốc tế Chất lượng toàn cầu; Giải thưởng ngôi Sao vàng Quốc tế…và nhiều danh hiệu cao quý khác khen thưởng tập thể và cá nhân trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, THANH HÓA (Trang 37 -37 )

×