Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn, Thanh Hóa (Trang 90)

xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn

Qua nghiên cứu Hệ thống KSNB của Lasuco, từ đánh giá hiện trạng hệ thống KSNB về chi phí SXKD và yêu cầu phát triển của Công ty giai đoạn tiếp theo trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, càng nhận thấy việc hoàn thiện Hệ thống KSNB là cấp thiết. Cụ thể trên các khía cạnh:

Một là theo yêu cầu của phát triển của Lasuco trong giai đoạn tới:

Định hướng chiến lược của Ban Lãnh đạo Lasuco là “Xây dựng Lasuco

giữ vững được vị trí hàng đầu, trở thành tập đoàn kinh tế nông – công nghiệp, thương mại và dịch vụ hàng đầu trong nghành Mía Đường Việt Nam và là một doanh nghiệp kinh tế - xã hội tầm cỡ quốc gia và quốc tế…xây dựng vùng mía đườngLam Sơn thành một vùng động lực phát triển công, nông nghiệp sản xuất, chế biến nông lâm sản có quy mô lớn tập trung; phát triển SXKD bền vững và hiệu quả cao, đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 từ 25% trở lên… ” (9).

Mục tiêu chiến lược của Lasuco đưa ra phù hợp với định hướng quy hoạch và mục tiêu phát triển Mía Đường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 “Đến 2010: sản

lượng đường đạt 1,5 triệu tấn; ...mía nguyên liệu năng suất bình quân 65 tấn/ha, trữ đường bình quân 11 CCS, sản lượng mía 19,5 triệu tấn”. Định hướng đến

2020 “...sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,

mức sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn..., năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, trữ đường bình quân đạt 12CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn mía...”(24)

Để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, Lasuco đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Biểu 3.1

Một số chỉ tiêu kế hoạch SXKD Lasuco giai đoạn 2007 đến 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Mía nguyên liệu Tấn 1000.000 1.200.000 1.350.000 1.500.000

Sản lượng đường Tấn 115.000 130.000 150.000 170.000 Doanh thu Tỷ đồng 850 1000 1.200 1.500 Lợi nhuận Tỷ đồng 96 100 120 150 Nộp ngân sách Tỷ đồng 50 55 60 70 Tiền lương bình quân của CBCNV Triệu đồng 3,5 4 4,5 5 Cổ tức % 20 17 - 20 17 - 20 17 - 20 (Nguồn: 8)

Mặt khác, Lasuco hiện nay đã trở thành Công ty công chúng và có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh vào quý IV năm 2007.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển, Lasuco cần tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, đồng thời khắc phục và hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại, khiếm khuyết trong công tác quản lý mà đặc biệt là những tồn tại khiếm khuyết của hệ thống KSNB về chi phí SXKD.

Hai là theo yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực: Việt Nam

đã tham gia hội nhập WTO, theo lộ trình mặt hàng đường bắt đầu giảm thuế nhập khẩu đường từ năm 2006 là 40%, 30% vào năm 2007, 20% vào 2008, 10% vào năm 2009 và sẽ có thuế suất là 0-5% vào năm 2010. Cùng với việc giảm thuế thì giấy phép nhập khẩu đường cũng buộc phải dỡ bỏ. Như vậy việc bảo hộ ngành sản xuất đường trong nước thông qua hàng rào thuế quan dần sẽ không còn nữa. Giá bán đường Việt Nam còn cao hơn nhiều so với giá đường thế giới

gấp từ 1,5 đến 2 lần, ví dụ năm 2001 giá đường Việt Nam ở mức 460 USD/tấn trong khi giá thế giới ở mức 220 USD/tấn; năm 2003 ở Việt Nam mức 350 USD/tấn còn giá đường thế giới là 170 USD/tấn; Năm 2006 ở Việt Nam là 490 USD/tấn còn thế giới là 270 USD/tấn (11). Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận thực tế là ngành mía đường trên thế giới là ngành hàng được bảo hộ và trợ cấp nhiều nhất nên thị trường đường thế giới không phản ánh đúng thực lực cạnh tranh. Các nước như Trung Quốc, Thái Lan đều trợ giá ngay cả các nước Châu Âu còn hỗ trợ kinh phí để xuất khẩu đường vì vậy trong môi trường cạnh tranh không lành mạnh này nếu không có giải pháp tốt thì Lasuco không đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai. Mặt khác, giá thành sản xuất đường của Việt Nam cũng như của Lasuco còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới đặc biệt Thái Lan được xác định là đối thủ cạnh tranh nặng ký. Ví dụ, giá thành sản xuất đường của Thái Lan khoảng 205 USD/tấn thì ở Việt Nam trung bình khoảng 280-300 USD/tấn, của Lasuco là 250-280 USD/tấn: do các nguyên nhân chủ yếu như giá nguyên liệu đầu vào cao và công tác tổ chức quản lý sản xuất nói chung và công tác kiểm soát chi phí nói riêng còn yếu kém; vùng nguyên liệu manh mún, năng suất công nghiệp chế biến và nông nghiệp đều thấp thua, bình quân đạt 4-5 tấn đường/ha (của Lasuco đạt bình quân 6 -7 tấn đường/ha ), trong khi đó ở Thái Lan là 9-10 tấn đường/ha, ở Úc và Brazil là 11- 12 tấn/ha.

Ba là, kinh doanh Mía Đường là ngành kinh doanh có nhiều rủi ro:

như thiên tai; sự không ổn định của ngành đường thế giới; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp đặc biệt cạnh tranh về chi phí SXKD không những chi phí sản xuất đường mà còn cạnh tranh trong chi phí trồng, chăm sóc mía và hệ thống KSNB hiện nay của Lasuco nói chung và công tác kiểm soát chi phí SXKD nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của Ban lãnh đạo Lasuco. Để hệ thống

KSNB về chi phí SXKD của Lasuco được thiết lập một cách đầy đủ, khoa học, hiệu quả, hiệu lực mà đặc biệt từ đó thiết lập được hệ thống kiểm soát chi phí SXKD tốt nhất, Lasuco cần phải hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB về chí phí SXKD nói riêng, góp phần làm giảm chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của Lasuco trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn, Thanh Hóa (Trang 90)