Duyệt băng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 85)

Băng phát sóng sẽ được BTV mang cho các bộ phận có trách nhiệm xem và sửa chữa những phần nào mà người duyệt cho là chưa hợp lý hoặc cần phải thay đổi để nội dung hay hơn. Người đầu tiên có trách nhiệm duyệt băng chính là đạo diễn chương trình, đây cũng là người có chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung của từng chương trình trước lãnh đạo Phòng và Ban. Đạo diễn chương trình được coi như “cha đẻ” của một chương trình vì thế nên khi có một chương trình hoàn chỉnh được dựng hậu kỳ xong, đạo diễn luôn phải xem và duyệt nó. Đạo diễn xem băng phát sóng sẽ có những bình luận cụ thể với BTV và đề ra hướng giải quyết cũng như sửa chữa những phần chưa hài lòng về nội dung. Đôi khi, ngoài những lỗi về nội dung đạo diễn cũng yêu cầu phải sửa những lỗi về mặt hình ảnh, âm thanh (tuy nhiên điều này ít gặp ở những BTV và kỹ thuật hậu kỳ lâu năm), cách xử lý hình ảnh sao cho khác biệt và mới lạ. Đạo diễn cũng có quyền yêu cầu BTV cho thêm hoặc cắt bớt những phần khác về nội dung hoặc hình ảnh để làm phong phú và đúng tiêu chuẩn cho chương trình. Sau khi tiếp nhận sửa chữa từ đạo diễn chương trình, BTV lại phải sửa những lỗi đó dưới bộ phận kỹ thuật hậu kỳ và in lại băng phát sóng khác. Băng phát sóng này nếu đã đạt yêu cầu của đạo diễn thì sẽ được chuyển lên lãnh đạo cấp Phòng (trưởng hoặc phó phòng) xem và cho ý kiến. Sau lãnh đạo cấp Phòng là lãnh đạo cấp Ban duyệt băng và cho ý kiến. Khi lãnh đạo cấp Ban đã xác nhận phát sóng được cho chương trình đó thì

băng phát sóng mới được chuyển lên những người có trách nhiệm duyệt nội dung cấp Đài. BTV phải chịu trách nhiệm sửa chữa và hoàn thiện băng phát sóng trong suốt quá trình duyệt băng. Qúa trình duyệt băng và sửa chữa cũng chiếm từ 1 – 3 ngày tùy từng chương trình. Vì vậy để kịp nộp băng phát sóng, BTV phải có tính toán quá trình dựng, sửa chữa vào duyệt băng khoảng một tuần trước khi phát sóng. Nếu có điều kiện về máy móc kỹ thuật và nhân lực, các chương trình nên dựng hậu kỳ sớm các số phát sóng để có số gối đầu, tránh tình trạng vội vàng không kịp phát sóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 85)