Thành công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 92)

Tính từ những ngày đầu tiên đến nay, các chương trình TCTH đã trải qua gần 17 năm tìm tòi và phát triển. Từ năm 1996, khi SV96 ra đời, nó đã trở thành một hiện tượng đặc biệt trên kênh của ĐTHVN. SV96 chính là bước khởi đầu đầy ấn tượng cho các chương trình trò chơi về sau này như Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng, Ở nhà Chủ nhật … TCTH chính thức trở thành một sân chơi bổ ích và lý thú, được rất đông đảo khán giả mến mộ. Trong thời kỳ “hưng thịnh” (1998 – 2001) TCTH đã chiếm được tình cảm của phần lớn khán giả xem truyền hình. Điều này được chứng minh bằng sự ra đời của kênh VTV3 – kênh truyền hình giải trí đầu tiên của Việt Nam. VTV3 ra đời

và cũng trở thành chiếc nôi của hầu hết các TCTH có tiếng cho tới bây giờ như “Bảy sắc cầu vồng”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Vườn cổ tích” … Tính từ SV96 đến nay, VTV3 đã cho ra đời khoảng 30 chương trình TCTH. Các chương trình TCTH từ phát sóng ít ỏi vào dịp cuối tuần nay đã được phát sóng cố định vào khung giờ vàng của ĐTHVN (20h – 21h) vào tất cả các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 7 và vào cả buổi sáng và trưa thứ 7, Chủ nhật. Hiện nay, tính trung bình thì mỗi tuần có 13 TCTH đang được phát sóng

Bảng 3.1: Lịch phát sóng các chƣơng trình TCTH trên kênh VTV3 hiện nay (đến tháng 06.2012)

Thứ Chƣơng trình

Thứ 2 Đấu trường 100

Thứ 3 Ai là triệu phú

Thứ 4 Trò chơi âm nhạc

Thứ 5 Ai thông minh hơn trẻ em lớp 5

Thứ 6 VietNam Idol Thứ 7 + 8h00 : Vui khỏe có ích + 10h00: Hãy chọn giá đúng + 12h00: Chiếc nón kỳ diệu + 20h00: Chúng tôi là chiến sĩ Chủ nhật + 10h00: SV 2012 + 12h00: Trẻ em luôn đúng

+ 13h00: Đường lên đỉnh Olympia

Lịch phát sóng các chương trình TCTH cho thấy một thực tế là số lượng các TCTH trên kênh VTV3 tăng vọt so với thời kỳ trước đây. Càng ngày càng có nhiều chương trình trò chơi được lên sóng. Vào thời gian rảnh rỗi của phần lớn người dân (tối ngày thường và các buổi sáng, buổi trưa ngày nghỉ) đều có các chương trình trò chơi được phát sóng. Theo số liệu khảo sát thì có tới 62% khán giả trả lời rằng, họ có xem các chương trình trò chơi trên VTV3. Với sự thành công của TCTH cho thấy sự thành công của

ekip sản xuất từ những chương trình đơn sơ ban đầu như SV 96, Trò chơi liên tình 1997 hay Bảy sắc cầu vòng được sản xuất với số lượng người ít ỏi, đôi khi còn chưa tự chủ được về mặt nhân sự mà phải phối hợp với ekip nước ngoài để sản xuất đã phát triển vươn tới một quy trình sản xuất cụ thể mang tính “mẫu mực” và chuyên môn hóa cao độ. Các chương trình ban đầu còn chưa được chuyên nghiệp hóa, chưa có quy trình cụ thể mà sản xuất theo kiểu “mày mò học hỏi” và liên tục có sự thay đổi trong quy trình với các chương trình khác nhau. Trải qua hơn 16 năm phát triển, nhóm sản xuất đã rút được biết bao kinh nghiệm từ tất cả các chương trình đã từng sản xuất để tiến đến hoàn thiện hơn từng phần nhỏ trong công tác sản xuất như hình thành chức danh tổ chức sản xuất, chủ nhiệm đồng thời thiết lập và đưa vào nhiều bộ phận phối hợp mới một cách chuyên nghiệp hơn như đạo diễn hình, đạo diễn kỹ thuật hay ekip sân khấu. Sự tiến bộ vượt bậc trong quy trình sản xuất còn thể hiện ở chỗ các chức danh phù hợp được kiêm nhiệm, một người có thể kiêm nhiệm nhiều chức danh và áp dụng mô hình “luôn luôn sẵn sàng để thay thế”. Đó là mô hình mà các nhân sự trong nhóm sản xuất thay phiên nhau đảm nhiệm các vị trí trong quá trình sản xuất để bất cứ ai cũng có thể nắm bắt, đảm trách và thấu hiểu công việc của các chức danh khác nhau trong ekip. Điều này đưa đến sự thuận lợi khi bất cứ cá nhân nào xảy ra sự cố không thể tiếp tục đảm trách công việc thì sẽ có người thay thế và công việc vẫn có thể thuận lợi diễn ra. Đặc biệt nhất là mỗi người sẽ thấu hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, điểm khó khăn, điểm thuận lợi khi đảm trách một nhiệm vụ nào đó để có sự đồng cảm, chia sẻ khi cùng nhau làm việc trong một ekip. Chương trình TCTH là sản phẩm của một tập thể, vì vậy nó đòi hỏi sự kết hợp làm việc nhóm đạt hiệu quả cao nhất có thể và khi và chỉ khi những người trong nhóm sản xuất hiểu, giúp đỡ và phối hợp với nhau cao độ thì quy trình sản xuất mới có thể diễn ra thuận lợi nhất.

Hiện nay, với các chương trình TCTH ở VTV3 – Đài THVN đã có cùng một quy trình như đã phân tích trong chương 2. Quy trình này đạt

được là do quá trình làm việc, học hỏi, lắng nghe và rút kinh nghiệm của tất cả những người tham gia sản xuất. Quy trình này hiện nay được coi là quy trình chuẩn và nó giúp cho nhóm sản xuất thuận lợi phát triển việc sản xuất bất cứ chương trình TCTH nào với sự tiết kiệm tối đa về nhân lực, chi phí và công sức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)