Rung chuông vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 31)

Hoàn cảnh ra đời

Rung chuông vàng lần đầu tiên lên sóng truyền hình ngày 04.09.2006 trên kênh VTV3, đây là một trò chơi kiến thức dành cho sinh viên các trường Đại học tại Việt Nam và được mua bản quyền theo chương trình “Ring the Golden bell” của đài KBS – Hàn Quốc. Chương trình cũng được thực hiện với nhà tài trợ chính là tập đoàn Công nghệ thực phẩm Orion – Hàn Quốc.

Chương trình RCV phát sóng năm thứ nhất vào khung 21h tối thứ 2 hàng tuần, sau đó chương trình chuyển sang phát khung 10h sáng Chủ nhật hàng tuần.

Đây là một sân chơi trí tuệ đầy bổ ích dành cho đối tượng chuyên biệt là các bạn sinh viên cả nước trong thời điểm TCTH tràn ngập song lại thiếu chương trình dành cho các đối tượng chuyên biệt như hiện nay. Đáng tiếc, sau 5 năm phát sóng, hiện nay RCV đã tạm dừng để chuyển sang nhường khung cho chương trình SV 2012. Fomat cùng nhà tài trợ của chương trình đã được chuyển cho kênh VTV9 (thuộc hệ thống truyền hình cáp Việt Nam, dành cho đối tượng chủ yếu là khán giả Nam bộ) với đối tượng chuyển xuống các em học sinh cấp 3 toàn quốc. Tuy nhiên, cho tới nay đã trải qua gần một năm phát sóng song RCV dành cho khối trung học phổ thông vẫn chưa thể tạo được tên tuổi đối với khán giả truyền hình.

Giới thiệu chung về trò chơi

RCV trải qua 5 năm phát sóng cũng là 5 lần ekip thực hiện chương trình có những tìm tòi sáng tạo riêng dựa trên fomat gốc nhằm đem đến những chương trình thú vị nhất cho sinh viên dự thi cũng như khán giả xem truyền hình. Fomat gốc của chương trình RCV dành cho 100 bạn sinh viên (trong cùng một trường đại học/cao đẳng hoặc 2 trường đại học/cao đẳng thi tài với nhau). Các bạn cùng tham gia trả lời 20 – 30 (duy nhất năm đầu tiên có 30 câu hỏi) câu hỏi trải dài đủ các lĩnh vực để tìm ra người thắng cuộc với mốc tiền thưởng từ câu 15 – 20 tương ứng từ 5 – 30 triệu đồng (câu 19 là 20 triệu đồng

và câu 20 là 30 triệu đồng). Sau đó mỗi chương trình sẽ tìm ra 2 sinh viên xuất sắc nhất để tham gia chung kết năm tại Văn Miếu Quốc Tử Gíam để chọn ra một người xuất sắc nhất rung được chuông vàng và đoạt học bổng 40.000 USD do nhà tài trợ trao tặng. Câu hỏi tiếng Anh nằm ở câu số 7, 2 câu hỏi tình huống nằm ở câu số 4, 12 và câu hỏi Việt Nam của tôi nằm ở câu số 15, phần thi cứu trợ của thầy cô giáo nằm ở sau câu 10 là điểm cố định trong hệ thống câu hỏi của chương trình.

Ngoài ra, mỗi năm RCV đều có một lần thay đổi fomat như sau:

- Năm thứ 1: 100 sinh viên của một trường đại học tham gia thi đấu với nhau. Hệ thống câu hỏi gồm 30 câu. Phần thi mở đầu là Aerobics và có phần giao lưu văn nghệ giữa chương trình. Câu hỏi số 10 là câu hỏi Tủ sách của bạn.

- Năm thứ 2: Thay đổi so với năm một là 100 sinh viên đến từ 2 trường đại học/cao đẳng thi đấu với nhau. Hệ thống câu hỏi được giảm bớt xuống còn 20 câu. Có câu hỏi tình huống được sinh viên 2 trường diễn kịch để thách đố lẫn nhau.

- Năm thứ 3: Lại quay về 100 sinh viên đến từ một trường đại học cùng nhau thi đấu. Phần mở đầu được thay thế bằng kịch giới thiệu trường.

- Năm thứ 4: Vẫn là 100 sinh viên đến từ một trường đại học cùng nhau thi đấu. Phần mở đầu là các tiết mục văn nghệ tự chọn. Hệ thống câu hỏi thay đổi, chia ra thành 2 phần. 10 câu hỏi đầu tiên theo chủ đề đã được báo trước, 10 câu hỏi tiếp theo được chia thành câu hỏi số, hình ảnh và đồ vật. Câu hỏi tủ sách của bạn không còn được duy trì mà thay thế bằng chuyên mục Thư viện của bạn với câu hỏi dành cho khán giả xem chương trình.

- Năm thứ 5: 100 sinh viên đến từ 2 trường đại học/cao đẳng thi đấu với nhau. Hệ thống câu hỏi vẫn chia làm 2 phần nhưng phần một gồm các câu hỏi hình ảnh, số, đồ vật, phần 2 gồm các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Phần mở đầu chương trình là các tiết mục arobics hoặc breakdance của 2 trường và được trao giải thường.

Thời kì đầu của chương trình

Là một chương trình dành cho đối tượng sinh viên nên ekip tham gia sản xuất chương trình đặc biệt toàn những người trẻ, trong đó có rất nhiều các bạn sinh viên các trường báo chí đang làm CTV cho ban. Đặc biệt nhất là MC nữ của chương trình cũng được chọn từ một CTV mới của Ban là MC Diệp Chi. Ekip ban đầu khi ghi hình lên tới con số gần 100 người trong tất cả các bộ phận bởi đây được đánh giá là chương trình có đông người chơi nhất trong các TCTH vào thời điểm đó. Những số ghi hình đầu tiên của RCV gặp rất nhiều khó khăn và thời gian ghi hình lên tới 10 tiếng/chương trình. Những sinh viên đầu tiên ghi hình thường phải ăn bữa tối và bữa đêm tại trường quay và được trở về nhà vào khoảng 2 – 3 giờ sáng. Chương trình gặp khó khăn bởi lẽ những gì mà chương trình thực hiện còn rất mới từ tất cả các khâu như quay phim, trợ lý trường quay, chuyên trách câu hỏi, người chơi, hình ảnh …

Khi phỏng vấn một CTV tham gia ghi hình RCV từ năm đầu tiên cho tới năm cuối cùng, chị đã nói rằng “Chúng tôi say mê và miệt mài với RCV không cần biết tới thời gian và cũng không tiếc sức lực bởi lúc đó chúng tôi còn trẻ, chúng tôi là những viên gạch đầu tiên của RCV và chúng tôi luôn làm hết sức để chứng tỏ đam mê của mình”. Có lẽ, với ekip còn trẻ và đầy nhiệt huyết như vậy, RCV mới đạt được thành công khi ghi dấu ấn của mình với khán giả truyền hình cả nước.

RCV sản xuất tròn 5 năm với 01 số phát sóng hàng tuần, 01 số gala năm và 01 số chung kết năm, tổng cộng có 52 số/năm. Sau 5 năm, RCV đã có khoảng 20 lần chuông được rung lên ở các số hàng tuần và 3 lần chuông rung ở số chung kết năm.

Chương trình hiện nay

Như đã nói, RCV dành cho đối tượng SV đã kết thúc vào tháng 9 năm 2011 với số chung kết nhiều dấu ấn tại Văn Miếu Quốc Tử Gíam. Chắc chắn rằng, với những sinh viên đã từng được tham gia chương trình cũng như

những lứa sinh viên sau này đều sẽ nhớ về RCV với những kỉ niệm sâu sắc nhất trong thời kì đẹp nhất của mỗi người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)