Diễn biến ghi hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 68)

TCSX chương trình dựa trên tiến độ tiền kỳ và kế hoạch phát sóng để lập ra một lịch ghi hình chính xác gửi đến toàn bộ ekip, toàn bộ ekip tiến hành họp và trao đổi với đạo diễn chương trình về nội dung kịch bản cũng như nắm bắt sự phân công công việc của từng người. Đồng thời, các bộ phận phối hợp như sân khấu, âm thanh, ánh sáng và đạo cụ đã sẵn sàng thì quá trình diễn tiến

ghi hình bắt đầu diễn ra. Vì đặc thù chương trình nên có một số chương trình TCTH phải tổng duyệt trước khi ghi hình song số lượng các chương trình này là rất ít và thông thường chỉ tổng duyệt khi truyền hình trực tiếp.

Các bộ phận trong ekip phải có mặt tại địa điểm ghi hình trước từ 30 phút – 2 tiếng để chuẩn bị ghi hình. Thời gian có mặt này phụ thuộc tùy theo yêu cầu của chương trình. Thông thường các chương trình ghi hình tại trường quay thì ekip phải có mặt trước trong khoảng thời gian ít hơn các chương trình TCTH ghi hình ngoài trời hoặc tại các địa điểm thuê ngoài như sân vận động hoặc nhà thi đấu. Các chương trình TCTH có ít người tham gia chơi trong một chương trình thì ekip cũng phải có mặt muộn hơn so với các chương trình có đông người tham gia.

Đối với các chương trình TCTH, quy trình ghi hình tại trường quay/sân khấu diễn ra như sau:

- Khâu chuẩn bị ghi hình tại trường quay/sân khấu:

 Trợ lý trường quay tiếp xúc và hướng dẫn cho người chơi về luật lệ, cách thức tham gia chơi cũng như cách tính điểm, thưởng/phạt.

 Các bộ phận kỹ thuật âm thanh, ánh sáng khởi động hệ thống âm thanh – ánh sáng theo yêu cầu của đạo diễn chương trình và đạo diễn hình

 Các bộ phận sân khấu và đạo cụ dọn dẹp địa điểm ghi hình, kiểm tra và bố trí đầy đủ sân khấu, đạo cụ theo yêu cầu kịch bản.

 Bộ phận hóa trang giúp người chơi hóa trang theo yêu cầu của từng chương trình

 Bộ phận kỹ thuật xe màu (thông thường bao gồm từ 04 – 06 máy quay: máy ray, máy fix, máy cẩu... và hệ thống máy tính trên xe màu) khởi động và tiến hành set up máy móc trong trường quay và trong xe màu.

 MC và trợ lý MC chuẩn bị lời dẫn cũng như trao đổi các thông tin về người chơi

 Trợ lý trường quay kiểm tra lại kịch bản, chuẩn bị các clip, phóng sự phát trong chương trình.

 Bộ phận hậu cần mang nước phát cho toàn bộ ekip tham gia ghi hình.  Phụ trách trường quay tập hợp người chơi, khán giả để phổ biến nội quy trường quay cũng như hướng dẫn người chơi và khán giả cách thức ghi hình chương trình.

 Mời tất cả các bộ phận về vị trí làm việc và bật bộ đàm. - Khâu ghi hình tại trường quay/sân khấu:

 Trợ lý xe màu/phòng máy cho băng ghi hình (thông thường là băng Betacam 60 – 90 phút đã được chuẩn bị sẵn) vào đầu ghi. Các bộ phận trên xe màu bắt đầu làm việc

 Đạo diễn hiện trường hoặc phụ trách trường quay nhận lệnh từ đạo diễn chương trình (đạo diễn chương trình thông thường có mặt trên xe màu/phòng máy để chỉ đạo và kiểm soát chương trình thông qua màn hình monitor) bắt đầu hiệu lệnh “ghi hình” với toàn chương quay.

 Đạo diễn hình điều phối các máy quay và bấm hình thông qua bàn mixer để lấy hình từ nhiều máy quay theo yêu cầu của format/kịch bản hoặc đạo diễn chương trình vào băng ghi hình tổng (băng này thường được gọi là băng Programme)

 Đạo diễn sân khấu /phụ trách trường quay theo hiệu lệnh từ xe màu/phòng máy bắt đầu ghi hình khán giả cổ vũ

 Sau phần ghi hình khán giả cổ vũ, đạo diễn sân khấu/ phụ trách trường quay nghe theo hiệu lệnh từ xe màu/phòng máy thực hiện các phần ghi hình theo đúng kịch bản.

 Các trợ lý trường quay thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua chỉ đạo của đạo diễn chương trình qua bộ đàm hoặc trực tiếp nhận lệnh từ đạo diễn sân khấu hoặc phụ trách trường quay.

 Bất cứ khi nào sân khấu xảy ra vấn đề hoặc xe màu/phòng máy xảy ra vấn đề, đạo diễn chương trình và đạo diễn sân khấu/phụ trách trường quay có nhiệm vụ thông báo cho nhau ngay tập tức để tạm dừng ghi hình.

 Một số chương trình TCTH áp dụng hình thức tính điểm hoặc có những lúc xảy ra sự cố về máy móc cả trường quay sẽ phải đợi các bộ phận làm việc. Trong thời gian này, đạo diễn sân khấu/phụ trách trường quay sẽ làm nhiệm vụ khuấy động khán giả, có thể tổ chức những trò chơi nhỏ để phát quà hoặc giao lưu trò chuyện, ca hát để trường quay không bị “chết” dẫn đến tình trạng nhiều khán giả bỏ về, chương trình ghi hình sẽ không đạt được hiệu quả cao.

 Sau khi các bộ phận phối hợp làm việc liên tục theo nội dung kịch bản, đúng thứ tự theo format dưới sự chỉ đạo của đạo diễn chương trình và đạo diễn sân khấu/phụ trách trường quay thì việc ghi hình chương trình TCTH một số được kết thúc.

Khâu ghi hình diễn biến tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà tốn những khoảng thời gian cụ thể khác nhau. Có thể xét đến các yếu tố cơ bản sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến khâu ghi hình như: fomat chương trình, quá trình làm quen của ekip sản xuất với fomat (những chương trình ghi hình đầu tiên bao giờ cũng mất nhiều thời gian hơn những chương trình ghi hình về sau khi toàn bộ ekip đã quen với fomat chương trình), các yếu tố khách quan như đèn điện, hệ thống máy móc … Thông thường các chương trình fomat đơn giản, ít người chơi như Vui, Khỏe, Có ích quá trình ghi hình chỉ mất từ 1 tiếng 30 phút – 2 tiếng cho một chương trình. Chương trình fomat phức tạp hơn với đông người chơi như Rung chuông vàng thời kỳ đầu mất tới 6 tiếng ghi hình và sau này, khi ekip đã làm quen với quy trình sản xuất, thực hiện nhiều đổi mới và cải cách thì thời gian ghi hình được rút gọn xuống còn 2 tiếng 30 phút tới 3 tiếng cho một chương trình. Cùng là TCTH những mang tính chất biểu diễn, phụ thuộc rất nhiều vào âm thanh, ánh sáng, cú máy của quay phim cho tới khi đạt hình ảnh đẹp nhất cùng với chất lượng sức khỏe của thí sinh tham gia chương trình thì Đồ Rê Mí thường mất tới 3 đến 4 tiếng cho một lần ghi hình chương trình.

Bảng 2.3: MÔ HÌNH NHÂN SỰ GHI HÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH

Phối hợp Phối hợp

-

Chỉ đạo

Đạo diễn chương

trình Đạo diễn hình Phụ trách Xe màu Phụ trách trường quay (đạo diễn sàn) Phụ trách Mỹ thuật, Đạo cụ Quay phim trường quay Quay phim máy lẻ Kỹ thuật máy Kỹ thuật xe màu Phụ trách Âm thanh, Ánh sáng Biên tập viên trong trường quay Quay phim, kỹ thuật trong trường quay Khán giả trong

- Khâu sau khi ghi hình tại trường quay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bộ phận chịu trách nhiệm về khán giả làm thủ tục thanh toán và tặng quà cho các khán giả đạt giải tại trường quay. Bộ phận chủ nhiệm làm thủ tục thanh toán cho những người chơi ở xa (đối với một số chương trình) không có điều kiện ở lại lâu dài để hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán theo chế độ đã được Đài THVN duyệt.

 Sau khi hoàn tất công tác ghi hình tại trường quay, các bộ phận trong ekip sẽ cùng nhau họp rút kinh nghiệm ngay tại chỗ. Đạo diễn chương trình sẽ nhận xét về toàn bộ quá trình ghi hình diễn ra, có bộ phận nào mắc lỗi, có công đoạn nào xảy ra vấn đề, nội dung kịch bản khi ghi hình có vấn đề gì xảy ra hay không … sau đó các bộ phận sẽ cùng đưa ra khúc mắc cũng như khó khăn trong quá trình làm việc để rút kinh nghiệm và sửa chữa trong những lần ghi hình sau.

 Các bộ phận dọn dẹp đồ đạc của mình gọn gàng, người phụ trách băng ghi hình có trách nhiệm cất giữ băng ghi hình thật cẩn thận để dựng hậu kỳ. Người phụ trách băng phải thật chỉn chu và cẩn thận bởi lẽ băng ghi hình là kết quả của toàn bộ quá trình chuẩn bị tiền kỳ cũng như ghi hình, là kết quả công sức của hàng chục người trong ekip thực hiện chương trình. Băng ghi hình chính là chất liệu quan trọng để xây dựng nên chương trình TCTH hoàn chỉnh phát sóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 68)