Các chức danh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 62)

Một chương trình TCTH đều bao gồm những chức danh tương tự giống nhau, tùy theo điều kiện thực tế mà các chức danh ấy được sát nhập cho một người đảm nhiệm hoặc được chia ra thành nhiều người cùng đảm nhiệm.

Khâu tiền kỳ để sản xuất một chương trình TCTH cần phải có những chức danh quan trọng sau:

 Chịu trách nhiệm sản xuất: Là người chịu trách nhiệm chính về tài chính và nội dung, đây cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất của chương trình. Đây thông thường là người giữ chức vụ cao nhất, nắm bắt và đưa ra định hướng ngay từ đầu mỗi chương trình.

 Đạo diễn chương trình: là người lên kế hoạch ghi hình và nội dung các chương trình phát sóng theo đúng kế hoạch đã được cấp trên chuyển xuống. Đây là người được tín nhiệm phân công chịu trách nhiệm về chương trình, là người có năng lực đưa ra những ý tưởng về nghệ thuật và quyết định toàn bộ về phần nội dung và hình ảnh sẽ được thực hiện của chương trình. Đạo diễn cũng là người phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong ekip, tập trung và lãnh đạo mọi người họp về kịch bản, tổ chức sản xuất, chủ nhiệm và các công việc liên quan khác. Đạo diễn cũng phải là người có hiểu biết về hình ảnh, cách sắp xếp các bộ phận sao cho hoạt động trơn tru và ăn khớp với nhau.

 Tổ chức sản xuất: quản lý chung về kế hoạch và thời lượng của chương trình. Đồng thời TCSX là người chuẩn bị mọi mặt về cơ sở vật chất cho chương trình dưới sự chỉ đạo của đạo diễn. Chức danh này có vai trò quan trọng trong quản lý thực hiện mọi mắt xích trong ekip, có tầm bao quát và luôn nhắc nhở, đốc thúc mọi bộ phận về lịch làm việc và tiến độ phải hoàn thành.

 Nhóm biên tập viên: Có thể kiêm luôn vai trò là tác giả kịch bản chương trình (nếu chương trình quy mô nhỏ)hoặc các phóng sự, clip trong chương trình. BTV chịu trách nhiệm biên tập nội dung phát sóng trước khi ghi hình. BTV cũng đồng thời là người chịu trách nhiệm liên lạc với các bộ phận liên quan như cố vấn, ban giám khảo, các tổ chức cơ quan phối hợp làm việc theo phân công của TCSX. Nhóm BTV có thể bao gồm cả các cộng tác viên (CTV).

 Nhóm quay phim: quay phim thường được chia làm 2 nhóm, quay phim trường quay và quay phim hiện trường. Nhóm này được thực hiện dưới sự phân công của đạo diễn hình sao cho phù hợp.

 Chủ nhiệm: chuyên lo về các vấn đề thanh quyết toán tài chính của chương trình, lo về kinh phí ăn ở, công tác, định mức lương thưởng của các thành viên trong ekip. Chủ nhiệm luôn phải căn ke vào dự toán được duyệt để quyết định chi các khoản trong quá trình sản xuất.

 Nhạc công: Hiệu quả âm nhạc trong các chương trình TCTH là rất cần thiết. Người nhạc công phải nắm rõ quy luật và cách tạo hiệu quả âm nhạc ở mỗi phần nội dung khác nhau. Mỗi tính chất riêng của chương trình cần đến việc sử dụng nhạc khác nhau do vậy đạo diễn cần có sự bàn bạc trước để nhạc công làm nhạc cho phù hợp.

 Họa sĩ thiết kế: Là người tạo nên market sân khấu theo đặt hàng của chương trình. Thiết kế sân khấu TCTH cần có đặc thù riêng, vừa cần tạo hiệu quả độ sâu trên một không gian hẹp do vậy họa sĩ sân khấu cần phải có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo để làm mới bối cảnh cho từng chương trình.

 Họa sĩ thể hiện: là người phụ trách chuyển ý đồ của họa sĩ thiết kế thành hiện thực trên sân khấu. Đây là công việc định hình và cụ thể hóa sân khấu, lắp đặt và dàn dựng theo từng chương trình ghi hình tại trường quay.

 Tổ kỹ thuật: có trách nhiệm chuẩn bị máy móc theo đặt hàng của chương trình, vận chuyển và lắp đặt máy móc hợp lý để chương trình ghi hình thuận lợi.

 Tổ đạo cụ: Chuyên phục vụ kê dọn và lau chùi, sửa chữa, bảo dưỡng khu vực ghi hình. Đối với nhiều chương trình TCTH cần có đạo cụ phức tạp, chuyên biệt và cầu kỳ để phục vụ cho phần thi đặc trưng cũng như cần nhiều đồ vật để trang trí phục vụ cho ý đồ hình ảnh. Đây đều thuộc trách nhiệm của tổ đạo cụ.

 Tổ hóa trang: Là những người lo phục trang và trang điểm cho những người chơi tham gia ghi hình và cả MC của chương trình. Vì đặc thù sân khấu sử dụng nhiều loại ánh sáng khác nhau nên người của tổ hóa trang cần có nội dung làm việc trước với BTV hoặc đạo diễn chương trình để có phương án hóa trang phù hợp nhất. Ngoài ra với nhiều chương trình TCTH cần có hóa

trang đặc trưng thì người của tổ hóa trang cần phải chuẩn bị chu đáo về trang phục và chất liệu hóa trang để hóa trang được nhân vật đúng với yêu cầu của đạo diễn.

Chúng ta có thể mô hình hóa các chức danh trong giai đoạn tiền kỳ theo sơ đồ sau:

Bảng 2.1 Sơ đồ chức danh sản xuất giai đoạn tiền kỳ

Trao đổi

Liên quan mật thiết Chịu trách nhiệm sản xuất

Đạo diễn

chương trình Đạo diễn hình

Trung tâm Kỹ thuật, Mỹ thuật & Tổ hóa

trang, Phục trang, Đạo cụ Tổ chức sản xuất Chủ nhiệm chương trình Nhóm Biên tập viên Các nhân sự cụ thể từng bộ phận Quay phim máy lẻ Quay phim trường quay

Bảng 2.2 Mô hình giai đoạn tiền kỳ chƣơng trình Trò chơi truyền hình

Ban giám đốc ĐTHVN – Lãnh đạo Ban TTGT&TTKT VTV3

Format

Chịu trách nhiệm sản xuất

Trung tâm kỹ thuật – sản xuất chương trình

Trung tâm Mỹ thuật (phụ trách sân khấu, âm thanh,

ánh sáng )

Đạo diễn chương trình (phụ trách nội dung) Phòng phục trang, hóa trang, tổ đạo cụ Đạo diễn hình (phụ trách hình ảnh, quay phim ) Tổ chức sản xuất

_ Đăng ký máy móc, sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trường quay/địa điểm ghi hình. _Đăng ký phục trang, hóa trang, đạo cụ và hậu cần

_Liên lạc, casting người chơi Chủ nhiệm

_Lên dự toán sản xuất _Làm tạm ứng chi phí ghi hình

Biên tập viên

_ Lên kịch bản khung và kịch bản nội dung chương trình chi tiết

_Chuẩn bị kịch bản và ghi hình phóng sự, clip tiền kỳ (phục vụ ghi hình)

TCTH là sản phẩm làm việc của cả một ekip bao gồm rất nhiều cá nhân ở các bộ phận khác nhau. Để TCTH có thể phát sóng thuận lợi thì cần có quá trình chuẩn bị chu đáo ở tất cả các bộ phận, đồng thời có sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận với nhau để công việc diễn ra trôi chảy, không bị khúc mắc. Yếu tố nhân sự là cực kỳ quan trọng với bất cứ quá trình nào của khâu sản xuất bởi lẽ có con người mọi vấn đề mới có thể tiến hành được. Do đó, bất cứ ai ở bộ phận nào đều phải nắm rõ nhiệm vụ của mình để thực hiện đúng vai trò và chức trách của mình trong công việc. Trong khâu tiền kỳ, nhân sự cần có sự liên lạc và bàn bạc thống nhất với nhau để giải quyết hết mọi vấn đề còn tồn đọng trước khi bắt đầu quá trình ghi hình bất cứ chương trình TCTH nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 62)