Bằng việc nhìn nhận được những thành công, hạn chế, tìm hiểu được nguyên nhân của những thành công hạn chế đó cũng như lắng nghe và tổng kết lại kiến nghị của những người trực tiếp tham gia sản xuất chương trình
TCTH thì tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính chất xây dựng và có thể làm ý kiến tham khảo cho các Ban – Ngành có chức năng liên quan để tiếp tục cải tiến, nâng cao và hoàn thiện quy trình sản xuất chương trình TCTH hiện nay.
Phân cấp và tổ chức hợp lý các bộ phận phối hợp từ kỹ thuật viên tiền kỳ - mỹ thuật – kỹ thuật viên hậu kỳ với đội ngũ BTV nội dung để tránh tình trạng “không ăn khớp”, bị phối hợp một cách bị động, quá dồn trách nhiệm lên BTV. Cũng có thể tính toán đến phương án phân chia các bộ phận kể trên theo từng Ban cụ thể để được lãnh đạo đồng nhất, thực hiện và áp dụng theo những nguyên tắc làm việc chung, cùng vì một mục tiêu chương trình cao nhất để từ đó các bộ phận phối hợp được với nhau hiệu quả hơn.
Thực hiện các lớp đào tạo ngắn ngày – dài ngày chuyên sâu về các nội dung cơ bản như chủ nhiệm, tổ chức sản xuất để đội ngũ BTV nắm bắt được hết tất cả quy trình và yêu cầu công việc. Từ đó dẫn đến quy trình sản xuất không bị vướng mắc và ngưng trệ tại các khâu như giấy tờ chủ nhiệm hoặc liên lạc tổ chức sản xuất. Việc này cũng làm chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực thực hiện sản xuất chương trình TCTH.
Khích lệ nhiều hơn nữa tính sáng tạo không chỉ về mặt kịch bản mà còn cả về sân khấu, âm thanh, ánh sáng và đặc biệt là các góc máy của bộ phận quay phim nhằm nâng cao chất lượng chương trình TCTH.
Thực hiện nghiêm túc theo quy trình sản xuất chuẩn được thống nhất như đã kể trên, bộ phận nào thực hiện tròn trách nhiệm của bộ phận ấy và có sự trao đổi với nhau thường xuyên trong các khâu tiền kỳ - ghi hình – hậu kỳ nhằm chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất nêu trên. Quy trình sản xuất này hiện nay chưa được ghi thành văn bản giấy tờ có tính bắt buộc song hầu hết ekip sản xuất chương trình TCTH đều thực hiện theo quy trình này.
Thực hiện xây dựng, nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất ghi hình cũng như hệ thống máy móc ngày càng hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt ghi hình được giảm tải bớt số lượng mỗi lần ghi hình cũng như tránh
được những rủi ro xảy ra về máy móc gây gián đoạn quá trình ghi hình tại trường quay. Thực hiện tốt việc này có thể giúp cho tiết kiệm sức người, nhân lực được nghỉ ngơi thư giãn phù hợp giữa các thời gian sản xuất để tái tạo năng lượng cống hiến, phát triển tư duy sáng tạo.
Tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực mới nhằm bổ sung và tạo thành những viên gạch mới chắc chắn xây dựng trên nền móng là những con người cũ đã tham gia sản xuất lâu năm. Những nhân tố mới sẽ góp phần làm tăng tính sáng tạo trong các chương trình cũng như thổi bùng lên năng lượng trong các công việc sản xuất hiện nay.
Thực hiện đào tạo nhóm cho tất cả những người trong ekip làm việc về các công việc cơ bản như biên tập, dựng hậu kỳ, làm phóng sự, tổ chức sản xuất, công tác người chơi... những người đã có kinh nghiệm sẽ trực tiếp truyền đạt và hướng dẫn cho những người mới chưa có kinh nghiệm.
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Mỗi chương trình TCTH là một sản phẩm của cả một ekip từ 50 – 100 người. Các ekip này phải được hoạt động trơn tru như một hệ thống máy móc hoàn chỉnh thì chương trình mới có thể thành công. Bất kỳ một bộ phận nào, từ lớn đến bé, mà nảy sinh rắc rối thì nó sẽ kéo theo sự ngừng trệ của toàn bộ chương trình. Người Việt kỹ năng làm việc độc lập thường tốt hơn kỹ năng làm việc nhóm, vì thế cần phải rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Để làm việc nhóm có hiệu quả mỗi người phải tự biết ghìm cái tôi cá nhân của mình xuống, làm việc với thái độ đóng góp và hợp tác. Không nên mang cái tôi cá nhân hoặc tự ái cá nhân vào công việc nhóm, từ đó sẽ khiến cho công việc của nhóm không thể phát triển được. Nhưng như thế không có nghĩa là “ba phải” ai nói gì cũng nghe mà vẫn phải đưa ra ý kiến đóng góp của mình với tinh thần xây dựng và thoải mái để tạo hiệu quả chung cho cả nhóm đó.
Yếu tố nhân lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì và phát triển quy trình sản xuất, đây cũng là yếu tố quyết định thành bại khâu sản xuất của bất cứ chương trình TCTH nào. Vì nguyên nhân này
nên các cấp lãnh đạo cần phải có chế độ đãi ngộ phù hợp, giúp đỡ các cá nhân có cơ hội phát triển và thể hiện mình, tạo ra một môi trường làm việc năng động, văn minh và vui vẻ dành cho những người đã đang và sẽ đóng góp năng lực của chính mình vào quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất TCTH cần sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều bộ phận, và các bộ phận đều được cấu thành từ nhiều cá nhân đơn lẻ, các cá nhân này cần nhận được sự quan tâm, đãi ngộ phù hợp để được lao động và cống hiến cho niềm đam mê của chính mình.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trải qua quá trình phát triển khá dài khoảng 16 năm, TCTH đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng khán giả, về phía đội ngũ làm truyền hình cũng đã xây dựng được cho mình một quy chuẩn về quy trình sản xuất để khâu sản xuất được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Quy trình sản xuất này có thành công và cũng có những hạn chế đặc thù nhưng những hạn chế ấy đều được tìm ra nguyên nhân và nhìn nhận một cách tích cực. Chương 3 đã phần nào nêu được những thành công và hạn chế của quy trình sản xuất TCTH, phân tích được nguyên nhân đồng thời dùng kinh nghiệm của tác giả luận văn, trao đổi, tham khảo và tổng hợp ý kiến của những người làm truyền hình lâu năm trong lĩnh vực TCTH có thể đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao quy trình sản xuất này. Mặc dù có khó khăn nhưng với quyết tâm cải thiện, đổi mới về các vấn đề cụ thể trong luận văn thì quy trình sản xuất sẽ được hoàn thiện hơn, các chương trình TCTH sẽ có sự biến đổi về chất lượng để tiếp tục phát triển, dần đi lên tới đỉnh của mình. Với quyết tâm của ĐTHVN thì trong tương lai, các chương trình TCTH sẽ lại đi lên cao hơn nữa, tiếp tục trở thành món ăn tinh thần bổ ích và đầy lý thú với khán giả truyền hình.
KẾT LUẬN
Tác giả luận văn thấy rằng vì còn hạn chế về thời gian nghiên cứu vấn đề, cũng như các tài liệu xung quanh vấn đề này còn khá ít ỏi, nên luận văn đã có nhiều mặt vẫn chưa được tìm hiểu đến tận cùng. Song, bằng cách tiếp cận với lý thuyết và khảo sát trực tiếp thực tiễn, tác giả đã hết sức nỗ lực, phấn đấu hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ mà ban đầu luận văn đã đề ra. Sau quá trình nghiên cứu tác giả đã làm sáng tỏ và rút ra một số kết luận sau:
1. Đưa ra được khái niệm, lịch sử hình thành của chương trình TCTH. Có cái nhìn ban đầu khá bao quát về 3 TCTH được lựa chọn khảo sát là: Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích – 3 chương trình TCTH đại diện cho 3 đối tượng người chơi khu biệt theo độ tuổi. Đây là cơ sở cho những người quan tâm đến các chương trình TCTH có thể tham khảo về mặt lý thuyết. 2. Luận văn đi sâu vào phân tích quy trình sản xuất của các chương trình TCTH qua tất cả các khâu một cách chi tiết và cụ thể. Lấy thực tiễn khảo sát được của 3 chương trình trò chơi đã nêu trên để làm rõ hơn cho nội dung cần chứng minh.
TCTH là một sân chơi giải trí bổ ích dành cho khán giả sau những giờ lao động căng thẳng. Các chương trình đều có tác động và ảnh hưởng tốt đến khán giả, hầu hết đều thực hiện được đầy đủ 3 chức năng của chương trình TCTH. Từ việc TCTH dần chiếm lĩnh tình cảm của khán giả, đã có quãng thời gian đi lên tới đỉnh cao của thành công và đang có dấu hiệu giảm sút thì đội ngũ những người làm chương trình cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, dần dần thử nghiệm, áp dụng cách làm mới và xây dựng nên cho mình một quy trình sản xuất chương trình TCTH nói chung. Đây là quy trình chung được áp dụng cho hầu hết các chương trình TCTH của Đài THVN và các đơn vị khác hiện nay.
3. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với những người thực hiện chương trình TCTH về công việc sản xuất của từng người trong ekip của các TCTH khác nhau. Bản thân tác giả cũng có thời gian dài được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên có sự
thấu hiểu cũng như nhìn nhận cụ thể về quy trình sản xuất này. Bằng việc phân tích cụ thể quy trình sản xuất trong chương 2 của luận văn, tác giả cũng đã đưa ra ý kiến chung của những người làm truyền hình, nêu lên thành công và hạn chế của quy trình sản xuất, đưa ra phương hướng cũng như các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa, tiến tới chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất trong tương lai ở chương 3 của luận văn. Đây chỉ là những suy nghĩ ban đầu mang tính chủ quan, nên chắc chắn chưa thật đầy đủ và thấu đáo nhưng đó cũng là những suy nghĩ, trăn trở của tác giả khi theo đuổi, tìm hiểu và tiến hành viết luận văn này.
4. Tính đến nay, TCTH đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam nhưng các tài liệu nghiên cứu, đúc kết về vấn đề này không nhiều nên có ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình tìm tòi và nghiên cứu. Mặt khác, do khả năng và điều kiện hạn chế, thời gian eo hẹp, kinh nghiệm của tác giả không nhiều nên chưa thể thỏa mãn yêu cầu đối với một công trình nghiên cứu khoa học. Nhưng tác giả cũng mong muốn những kết quả ban đầu được đưa ra này sẽ là nguồn động viên với tác giả trong quá trình nghiên cứu sau này, cũng như hy vọng nó sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin cho những người yêu thích và muốn tìm hiểu về TCTH. Tác giả mong mỏi rằng luận văn này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về việc sản xuất ra một chương trình TCTH từ những khâu đầu tiên cho tới khi lên sóng hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hy vọng những bạn trẻ yêu thích và đam mê truyền hình muốn theo đuổi con đường sản xuất chương trình truyền hình nói chung và TCTH nói riêng có thể có tài liệu để tìm hiểu chi tiết và bài bản về công việc mà mình sẽ theo đuổi. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong được các nhà nghiên cứu, hội đồng chấm khóa luận, các thầy cô giáo lượng thứ cho những thiếu sót và đóng góp ý kiến để tác giả có hướng nghiên cứu bổ sung để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu.
6. Sau khi nghiên cứu đề tài luận văn này, tác giả đã rút ra cho bản thân được nhiều kinh nghiệm về cách thức tiếp cận, xây dựng và phát triển một vấn đề khoa học. Đó là những kiến thức và kinh nghiệm quý báu nhất đối với bản thân tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế, Đài Truyền hình Việt Nam (2007 – 2008), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng công tác năm 2008, Hà Nội.
2. Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế, Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (2008 – 2009),Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng công tác năm 2009, Hà Nội.
3. Đỗ Bạch Dương (2003), Chương trình trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội),Hà Nội.
4. TCTH Hà Minh Đức (2002), “Các chương trình Truyền hình cần có sự chọn lọc hơn”, Tạp chí truyền hình tháng 6.
5. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Quốc Gia, Hà Nội.
6. Đinh Thị Xuân Hòa (2002), Chương trình trò chơi trên Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng – Báo chí học, Học viện báo chí và tuyên truyền (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Hà Nội.
7. Vũ Thanh Hường (2003), Tổ chức sản xuất chương trình trò chơi truyền hình,Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
8. TS. Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình Truyền hình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Trần Lâm (1996), Truyền hình Việt Nam 1 phần tư thế kỷ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Mai Liên (2002), “Lại Văn Sâm và những câu chuyện của VTV3”, Tạp chí truyền hình tháng 6.
13. Tạ Minh Phương (2002), Phân tích hoạt động sáng tạo chương trình gặp gỡ truyền hình, Khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí ngành Truyền hình, Học viện báo chí và tuyên truyền (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Hà Nội.
14. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt 2000, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
15. Nguyễn Sanh Phúc (1995), Từ điển Anh Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 16. Lê Quang (2001), “Ai muốn kiếm bạc triệu? Trò chơi trên Truyền hình
mang tính chất quốc tế”, Tạp chí Truyền hình tháng 4.
17. Vũ Văn Quang (2000), Hoạt động nghề nghiệp của ekíp phóng viên trong sáng tạo tác phẩm Truyền hình, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng – Báo chí học (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Hà Nội.
18. Nguyễn Kim Sách (2000), Kỹ thuật truyền hình Việt Nam trước và sau năm 2000, Tạp chí Truyền hình xuân Canh Thìn.
19. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
20. TS Dương Xuân Sơn (1995), Phương pháp biên tập sách báo, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội.
21. Dương Xuân Sơn (1996), Báo chí nước ngoài, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. Dương Xuân Sơn (2009), Giaó trình báo chí Truyền hình, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
23. Dương Xuân Sơn (2012), Giaó trình Lý luận báo chí truyền thông, Nxb Giaó dục Việt Nam, Hà Nội
24. PTCTH. TS. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
25. PTCTH. TS. Tạ Ngọc Tấn (1999), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
26. PTCTH. TS. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Thu Tâm (2000), “Chương trình Truyền hình ăn khách nhất nước Mỹ đã có đối thủ”, Tạp chí Truyền hình số tháng 10.
28. Thu Tâm (2002), “Chương trình Truyền hình nào hấp dẫn nhất thế giới”,
Tạp chí Truyền hình số Xuân Nhâm Ngọ.
29. Hà Nhật Thắng (1995), Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Hà Trần (2000), “Lịch sử trò chơi đố vui trên truyền hình Mỹ”, Tạp chí
Truyền hình tháng 6.
31. Hà Trần (2001), “Các chương trình Truyền hình thực tế trên thế giới”,
Tạp chí Truyền hình tháng 5.
32. Phạm Vĩnh Thông (1999), Trò chơi vận động và vui chơi giải trí, Nxb