Các bộ phận ghi hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 73)

2.2.2.1. Trợ lý trường quay

Toàn bộ nhân sự tham gia chương trình về mặt nội dung ngoài chức danh đạo diễn đều được gọi là trợ lý trường quay. Thông thường các chương trình TCTH của VTV3 Đài THVN chỉ có đội ngũ nhân sự từ 5 – 10 người, đội ngũ này có thể đảm trách thuận lợi các nhiệm vụ trong khâu tiền kỳ song đối với khâu ghi hình, số lượng người ít ỏi này thường ít khi đáp ứng đủ. Vì vậy, bên cạnh các BTV đảm trách nhiệm vụ trợ lý, mỗi nhóm sản xuất còn có riêng cho mình đội ngũ CTV thường xuyên và không thường xuyên tham gia cộng tác khi ghi hình. Công việc trợ lý trường quay đòi hỏi người đảm nhiệm

phải nắm bắt rõ về kịch bản, nhiệm vụ được phân công của từng người và cũng đặc biệt phải nhanh nhạy, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách khéo léo, tóm lại trợ lý trường quay phải là những người “biết việc và làm được việc”. Trợ lý trường quay được chia thành nhiều chức danh riêng biệt, mỗi chức danh đảm nhiệm một việc cụ thể trong suốt quá trình ghi hình với đặc thù công việc khác nhau.

 Trợ lý đạo diễn: công tác trợ lý đạo diễn thường được giao cho các BTV giàu kinh nghiệm, hiểu ý và hợp ý với đạo diễn. Lý do bởi lẽ trong suốt quá trình ghi hình, đạo diễn phải đảm trách nhiệm vụ rất nặng nề, đôi lúc dễ nổi cáu nên trợ lý đạo diễn phải là người mà đạo diễn tin cậy để khi phối hợp làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Công việc của trợ lý đạo diễn bao gồm: đọc kịch bản, nắm chắc nội dung kịch bản, format và diễn tiến chương trình để nhắc đạo diễn hình hoặc đạo diễn chương trình những nội dung chính cần nhấn mạnh trong cách thể hiện. Trợ lý đạo diễn thường ở xe màu hoặc phòng máy cùng với đạo diễn chương trình hoặc đạo diễn hình trong quá trình ghi hình. Tóm lại trợ lý đạo diễn là người nắm chắc nhất nội dung kịch bản, format cũng như thông tin về người chơi để giúp cho đạo diễn trong việc điều khiển máy quay theo trình tự kịch bản.

 Thư ký xe màu/trường quay: là người có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quá trình ghi hình thông qua màn hình monitor, ghi lại timecode diễn ra từng sự kiện theo kịch bản trong quá trình ghi hình vào biên bản. Thư ký cũng phải ghi lại những điểm chú ý về hình ảnh hoặc nội dung mà đạo diễn phát sinh trong quá trình ghi hình. Biên bản này là cơ sở để các BTV dựa vào đó dựng hậu kỳ nhanh và đạt hiệu quả nhất.

 Trợ lý MC: là người theo sát MC, nhắc nhở MC về nội dung và công việc phải làm trong quá trình ghi hình. Đây cũng là người chuẩn bị về nội dung cho MC, có trách nhiệm truyền đạt cho MC nội dung cũng như tinh thần của chương trình. Luôn luôn theo sát MC để truyền đạt lệnh từ đạo diễn chương trình.

 Trợ lý người chơi: Nhóm trợ lý này thông thường bao gồm từ 2 – 5 người tùy theo số lượng người chơi tham gia chương trình. Trợ lý người chơi có trách nhiệm hướng dẫn người chơi về luật chơi, cách thức chơi cũng như tính điểm. Trợ lý người chơi cũng là người chuẩn bị mọi phục trang/đạo cụ cho người chơi theo yêu cầu kịch bản. Đây là người theo sát người chơi và xử lý toàn bộ vấn đề xảy ra với người chơi trong suốt quá trình ghi hình.

 Trợ lý khán giả: thông thường từ 01 – 02 người để quản lý khán giả, hướng dẫn khán giả cổ vũ để tạo không khí vui vẻ, phấn khích cũng như kiểm soát trật tự khán giả trong trường quay.

 Trợ lý cố vấn/ban giám khảo: xuất hiện trong các chương trình có cố vấn/ban giám khảo. Chịu trách nhiệm hướng dẫn họ làm theo yêu cầu của đạo diễn và kịch bản.

 Trợ lý âm thanh: Thông thường mỗi chương trình có cho mình một hệ thống nhạc nền được lập trình sẵn trên máy tính và cũng thường phát sinh việc phát nhạc cho tiết mục văn nghệ trong chương trình. Trợ lý âm thanh đảm trách việc bấm nhạc cũng như phát các đoạn nhạc theo yêu cầu kịch bản. Nhiệm vụ này khác với nhiệm vụ của kỹ thuật viên âm thanh.

 Trợ lý đạo cụ: nhiệm vụ của trợ lý đạo cụ là chuẩn bị sẵn sàng các đạo cụ (thường là đạo cụ nhỏ) và phụ trách quản lý toàn bộ đạo cụ trong chương trình. Khi chương trình diễn ra, trợ lý đạo cụ phải nắm bắt nội dung để chuẩn bị sẵn sàng đạo cụ cũng như điều phối bộ phận mỹ thuật sắp xếp đạo cụ đúng như kịch bản.

 Thư ký sân khấu/trường quay: đây là vị trí mà không phải TCTH nào cũng có song đối với những chương trình TCTH cần phải tính điểm hoặc rà soát độ đúng sai của câu hỏi với số lượng người chơi lớn thì cần đến một người đảm trách vị trí này. Thư ký trường quay thông thường là người ghi chép lại kết quả sau từng câu hỏi hoặc phần chơi, đảm trách việc tính điểm và báo cho đạo diễn chương trình. Đây cũng là người có nhiệm vụ tổ chức các phần bốc thăm nếu chương trình có phân định đúng sai hay người chơi nào được tiếp tục tham gia chương trình.

Với các chương trình TCTH nhưng ở dạng biểu diễn như Đồ Rê Mí, ngoài việc có đầy đủ các chức danh kể trên còn có thêm một số chức danh khác như: trợ lý cánh trái, cánh phải (làm nhiệm vụ phụ trách tổng quát về đạo cụ và đội phụ họa), trợ lý phụ huynh thí sinh, trợ lý trang phục và trợ lý chuyên trách hậu cần riêng cho chương trình bởi lẽ chương trình biểu diễn với số lượng người tham gia ghi hình rất đông trong thời gian kéo dài cần tới một người có trách nhiệm lo đồ ăn thức uống cũng như chỗ nghỉ ngơi cho ekip. ĐRM hiện nay có số lượng trợ lý khoảng 10 – 12 người/chương trình riêng về mặt nội dung, chưa tính bộ phận quay phim, kỹ thuật và mỹ thuật. Đội trợ lý của ĐRM hiện nay đảm trách cùng lúc nhiều vị trí như: trợ lý cánh đảm trách trợ lý đạo cụ, sân khấu, trợ lý thí sinh đảm trách trợ lý phục trang, trợ lý MC đảm trách trợ lý ban giám khảo. Việc thu gọn ekip này cũng giúp giảm bớt chi phí, giảm bớt sự rườm rà cồng kềnh đôi lúc dẫn đến sai lệch về việc truyền thông tin qua các bộ phận. Nhìn chung, công tác ghi hình sau nhiều lần rút kinh nghiệm cũng đã cho ra đời một ekip ghi hình tiết kiệm nhân lực mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất.

RCV lại là một chương trình TCTH có số lượng người chơi tham gia gần như đông nhất (100 người/chương trình, ngoài RCV thì có thêm Đấu trường 100 là có số lượng người chơi đông ngang ngửa) bởi vậy đội ngũ trợ lý của chương trình cũng chiếm số lượng vô cùng lớn. Ngoài những chức danh trợ lý cố định đã kể trên, RCV còn có thêm đội ngũ CTV từ 2 – 5 người làm trợ lý cho 100 người chơi trên sàn thi đấu, trợ lý thầy cô giáo trợ giúp, trợ lý đảm trách về văn nghệ, trợ lý đảm trách về câu hỏi, trợ lý đảm trách về hệ thống máy tính trong sân khấu. Vì đặc thù của mình, RCV có màn hình máy chiếu lớn để trình chiếu câu hỏi ở dạng chữ, các clip câu hỏi ở dạng hình ảnh đồng thời phía sau MC cũng luôn có màn hình led thể hiện câu hỏi và hình ảnh, điều này đòi hỏi trong trường quay có thêm vị trí trợ lý phụ trách máy tính cho máy chiếu và màn hình led. RCV cũng là chương trình thi đấu về kiến thức nên người làm câu hỏi (chính là nội dung kịch bản của từng số) thường là người đảm trách nhiệm vụ trợ lý câu hỏi, có trách nhiệm rà soát tính

đúng sai của câu hỏi trước khi ghi hình, in ấn và phát kịch bản câu hỏi cho các bộ phận liên quan và sẵn sàng giải quyết các tình huống phát sinh về câu hỏi. Người trợ lý câu hỏi phải là một người có kiến thức rộng, chỉn chu và luôn nhanh nhạy bởi lẽ câu hỏi kiến thức của RCV sau khi được duyệt và chỉnh sửa bởi ban cố vấn đôi khi vẫn có những nhầm lẫn và thí sinh cũng như đại diện các trường thắc mắc ngay tại trường quay, người làm câu hỏi sẽ phải nắm bắt được vấn đề để đưa ra lời giải thích xác đáng, trong nhiều trường hợp người làm câu hỏi phải sẵn sàng kết nối ngay với ban cố vấn để giải quyết các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện hoặc các trường hợp cùng lúc có nhiều đáp án đúng hay câu hỏi thiếu chính xác. Người làm câu hỏi cũng luôn luôn có sẵn câu hỏi dự phòng thay thế ngay khi nhận lệnh của đạo diễn. Ekip tham gia ghi hình của RCV thời kỳ đầu từ 30 – 40 người về nội dung nhưng hiện nay thông thường từ 12 – 15 người riêng về mặt nội dung chưa tính đội ngũ quay phim và kỹ thuật. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc đã có sự cắt giảm về mặt nhân sự mà vẫn đạt được kết quả mong muốn, đó là kết quả của quá trình rút kinh nghiệm từ các bộ phận, nghiên cứu và phân bổ công việc hợp lý hơn. Như hiện nay, một người trong ekip có thể đảm trách nhiều công việc cùng một lúc ví dụ như trợ lý đạo diễn có thể làm thư ký xe màu, trợ lý người chơi có thể phụ trách đạo cụ, đạo diễn sân khấu/phụ trách trường quay có thể làm trợ lý khán giả, trợ lý câu hỏi cũng có thể làm trợ lý máy tính. Chính vì sự cố gắng làm việc và phối hợp của các bộ phận như hiện nay khiến cho quá trình ghi hình đạt hiệu quả hơn, nhân lực thu gọn hơn tạo nên một đội ngũ đơn giản, ít cầu kỳ và rắc rối giống như một ekip bao gồm quá nhiều bộ phận.

Đối với chương trình dành cho đối tượng người cao tuổi như VKCI, đặc trưng của chương trình là chậm rãi, ít vận động nên quá trình ghi hình cũng diễn ra khá thư thả, từ tốn và được đánh giá là nhóm ghi hình ít vất vả nhất. Đội ngũ trợ lý của VKCI thường chỉ bao gồm từ 2 – 4 người trong quá trình ghi hình. Các công việc của trợ lý chia theo diễn biến chương trình nên một người có thể đảm nhiệm nhiều công việc: đạo diễn sân khấu/phụ trách

trường quay kiêm trợ lý khán giả, trợ lý MC kiêm trợ lý quà tặng, trợ lý người chơi kiêm thư ký trường quay, trợ lý đạo diễn kiêm thư ký xe màu. Ekip ghi hình của VKCI thường ít người, sự phối hợp của các bộ phận cũng diễn ra mau lẹ, nhuần nhuyễn và ít phát sinh kiện tụng bởi tính chất sân chơi “vui là chính” của những người cao tuổi.

2.2.2.2. Đạo diễn, quay phim và kỹ thuật

 Đạo diễn chương trình: là người chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung chương trình. Đạo diễn chương trình khi ghi hình phải kiểm tra và đảm bảo tất cả các yếu tố như sân khấu, mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, nội dung chương trình. Khi quá trình ghi hình bắt đầu, đạo diễn chương trình thường có mặt tại xe màu/phòng máy làm việc trực tiếp với đạo diễn hình để yêu cầu về hình ảnh, làm việc với trợ lý đạo diễn để yêu cầu về mặt nội dung. Đạo diễn chương trình cũng thông qua kênh bộ đàm để chỉ đạo các bộ phận tại trường quay làm việc theo trình tự kịch bản cũng như xử lý các vấn đề phát sinh. Đạo diễn chương trình là người có quyền hạn cao nhất trong toàn bộ quá trình ghi hình, có quyền yêu cầu các bộ phận làm việc theo ý của đạo diễn để đảm bảo về mặt nội dung và hình ảnh. Đạo diễn chương trình cũng là người chịu trách nhiệm đến cuối cùng để hoàn thành ghi hình một chương trình TCTH.

 Đạo diễn sân khấu/phụ trách trường quay: là người có chức vụ cao nhất tại trường quay. Là người nhận lệnh trực tiếp từ đạo diễn trên xe màu/phòng máy để chỉ đạo toàn bộ trường quay làm theo, kiểm soát toàn bộ diễn biến ghi hình. Đây là người có nhiệm vụ giúp đạo diễn theo dõi và quản lý toàn bộ diễn biến trong trường quay theo nội dung kịch bản, liên lạc trực tiếp với đạo diễn, đôn đốc các trợ lý khác cũng như nhắc nhở quay phim di chuyển máy quay, góc độ máy và cỡ cảnh theo yêu cầu của đạo diễn.

 Đạo diễn hình: Là người chịu trách nhiệm về phần hình ảnh của một chương trình. Đây là người có quyền điều hành các quay phim cách lấy hình, lấy góc sao cho đúng với yêu cầu của đạo diễn chương trình. Trước đây thường có kỹ thuật viên bấm hình để điều khiển bàn mixer, lấy hình theo thứ

tự các máy 01 – 05 theo lệnh của đạo diễn hình hoặc đạo diễn chương trình nhưng hiện nay hầu hết các đạo diễn hình đều đã học đầy đủ về các máy móc phương tiện tại phòng máy/xe màu cũng như cách sử dụng bàn mixer nên đạo diễn hình cũng là người trực tiếp bấm hình.

 Quay phim trường quay: chương trình ghi hình tại trường quay/sân khấu thông thường bao gồm 04 - 07 quay phim. Mỗi quay phim chịu trách nhiệm một máy quay khác nhau tùy theo năng lực và sự phân công của đạo diễn hình. Trong quá trình ghi hình, quay phim phải đeo tai nghe và nghe trực tiếp lệnh điều máy móc, góc quay, cách lấy hình của đạo diễn hình.

 Quay phim máy lẻ: mỗi chương trình thường có từ 01 – 02 máy lẻ không đấu nối vào xe màu hoặc phòng máy. Máy lẻ này làm việc trực tiếp dưới yêu cầu của BTV để lấy thêm những hình ảnh mà quay phim trường quay không lấy được. Ưu điểm của máy lẻ là gọn nhẹ, quay phim có thể bê vác để quay những góc xa hoặc những chi tiết nhỏ mà máy quay trường quay do bị đặt cố định không thể quay được. Máy lẻ thường được BTV cân đối về mặt hình ảnh với máy ghi hình tổng để lấy những hình ảnh không trùng với băng programme để sử dụng làm cảnh trám hoặc cảnh làm rõ chi tiết khi dựng hậu kỳ.

 Đạo diễn kỹ thuật: Là người luôn có mặt tại phòng điều khiển cùng với đạo diễn hình, giám sát các kỹ thuật viên trong trường quay và phòng máy/xe màu về việc điều chỉnh tín hiệu kỹ thuật. Đây là người chịu trách nhiệm chung về mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật và những yêu cầu chuyên biệt mà phần nội dung yêu cầu.

 Kỹ thuật hình ảnh: Điều chỉnh về mặt chất lượng hình ảnh sao cho rõ nét hoặc theo những hiệu quả hình ảnh đặt trước theo ý đồ nội dung kịch bản hoặc khi đạo diễn có yêu cầu. Đây là người chịu trách nhiệm đầu ghi băng theo yêu cầu của đạo diễn và chất lượng hình ảnh đủ tiêu chuẩn phát sóng.

 Kỹ thuật vi tính: là người phụ trách hệ thống máy vi tính chạy phần mềm đồ họa của chương trình. Đây cũng là người đảm trách chạy chữ, chạy phụ đề hoặc chạy bảng biểu đặc biệt theo yêu cầu của từng chương trình.

2.2.2.3. Âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật và trang phục

 Kỹ thuật viên âm thanh: phụ trách âm thanh tại trường quay cũng như toàn bộ tiếng hiện trường trong trường quay gồm: tiếng nền, tiếng khán giả, tiếng người chơi, tiếng MC và các tiếng động hiện trường nếu cần thiết. Kỹ thuật viên âm thanh phải quản lý mic, pin cũng như hệ thống bàn mixer để đảm bảo tiếng không bị thiếu, bị hụt, bị vỡ hay bị lắc xen. Thông qua hệ thống bàn mixer, micro, VTR,CD, DAT … toàn bộ các âm thanh này phải được trộn lẫn một cách hài hòa và hợp lý vào chung tín hiệu đường hình, đường tiếng đúng tiêu chuẩn phát sóng.

 Kỹ thuật viên ánh sáng: tạo hiệu quả ánh sáng sân khấu theo yêu cầu nội dung kịch bản. Ánh sáng rất quan trọng với các chương trình TCTH để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui, Khỏe, Có ích (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)