Thiếu tính chuyên nghiệp [17, 79]:

Một phần của tài liệu Hoạt động PR của các doanh nghiệp và báo in tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40)

Sự hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp trên thị trường PR hiện nay ở Việt Nam cũng là điều khó tránh khỏi khi nghề này mới chỉ phát triển trong khoảng vài ba năm gần đây. Sự thiếu chuyên nghiệp trước hết là do phần lớn những người làm PR chưa có chuyên nghiệp dẫn đến sự hiểu biết và nhận thức về nghề PR còn lơ mơ, chưa tổng quát.

Các công việc của PR rất đa dạng, từ việc hoạch định chính sách, tư vấn, xử lý khủng hoảng, vận động hành lang (lobby) với các cơ quan chính phủ, quan hệ đối nội, xuất bản tập san nội bộ cho đến việc thực hiện các chiến dịch như tổ chức sự kiện, hội thảo, họp báo, triển lãm, viết các bài báo PR, quan hệ với báo chí...., trong đó vai trò chính quản lý truyền thông, xây dựng thương hiệu và quan hệ với các nhóm công chúng. Như vậy một chuyên viên PR đòi hỏi phải có kiến thức rộng và đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu đào tạo PR rất lớn thì các trường đại học chính quy lại không bắt kịp nhu cầu. Học viên Báo chí Tuyên truyền là trường đầu tiên trong cả nước mở hệ đào tạo cử nhân PR vào năm học 2006-2007. Như vậy đến năm 2010 mới có những cử nhân PR chuyên nghiệp đầu tiên bổ sung vào

ngành công nghiệp mới mẻ, đầy năng động này. Những người làm PR hiện nay phần lớn tự học hoặc tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn. Để nghề PR phát triển một cách chuyên nghiệp, đúng hướng, những người làm PR cần phải hiểu về lý thuyết truyền thông cơ bản và cùng nhau xây dựng nguyên tắc đạo đức của ngành.

b. Thông tin thiếu trung thực: [17, 82]

Một nguyên tắc cơ bản của hoạt động PR là nhấn mạnh tới việc thiết lập một quy trình truyền thông hai chiều giữa đội ngũ quản lý truyền thông (người làm PR) và các nhóm công chúng của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là những nỗ lực truyền thông của doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút thiện cảm và lòng tin của công chúng. Nếu như không làm việc đó tức là hoạt động PR không có hiệu quả và sẽ gây ra những tác hại. Có thể kể ra nhiều ví dụ về các thông tin PR thiếu trung thực, thông tin nhập nhằng giữa PR và quảng cáo đã làm tổn hại đến uy tín của các doanh nghiệp.

Ông Đặng Trung Dũng, Giám đốc PR Công ty Almedic Group nhận xét: “PR ở Việt Nam hiện nay là một ngành còn rất mới và thu hút được những người trẻ, năng động, có tính sáng tạo, có ý tưởng, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm sống và tinh thần trách nhiệm với xã hội, không ít trong số đó là PR “đen”.

Tính thiếu trung thực của thông tin còn được thể hiện ở sự lạm dụng PR. Chỉ một lần cung cấp thông tin thiếu trung thực có thể ảnh hưởng lâu dài đến thanh danh và uy tín của tổ chức. Một khi công chúng bị mất lòng tin, họ sẽ tỏ ra thờ ơ, thậm chí có ấn tượng xấu với doanh nghiệp đó. PR phải dựa trên một nền tảng truyền thông cởi mở và trung thực.

Một phần của tài liệu Hoạt động PR của các doanh nghiệp và báo in tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)