MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH
3.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực
Thực hiện đường lối đổi mới về phát triển giáo dục và đào tạo, nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, và đang đẩy mạnh công tác phổ cập trung học cơ sở... Đến thời điểm giữa năm 2000, nước ta đã đạt được mục tiêu đề ra về chống nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí có bước tiến đáng kể. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gần 600 (chiếm 97,06%) quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; trên 10 nghìn (chiếm 97,74%) xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. 94% dân số trong độ tuổi từ 15 – 35 biết chữ. Từ năm 2001, cả nước đã tiến hành củng cố, nâng cao chất lượng kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đồng thời đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tính đến thời điểm tháng 6/2006, cả nước đã có 30/64 tỉnh, thành phố; 436/665 quận, huyện, thị xã và 9132/10.816 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở...
Tuy mức đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, song các nhà trường đã có cố gắng lớn trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục (mặc dù còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và sự phát triển giáo dục của khu vực và quốc tế). Tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần. Giáo dục năng khiếu với hệ thống trường chuyên trung học phổ thông được duy trì và phát triển. Việc dạy và học ở các trường chuyên đạt chất lượng cao, nhiều em đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Có thể nói, vấn đề giáo dục toàn diện đã được thể hiện trong nội dung chương trình, phương pháp giáo dục... Giáo dục phổ thông đã bước đầu khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ”, lơi lỏng “dạy người”. Giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã chú ý dạy đủ và cố gắng cải tiến để nâng cao dần chất lượng
các môn học (đặc biệt là môn học Chính trị, Mác- Lênin) cho học sinh, sinh viên...
Qua gần hai chục năm thực hiện đường lối đổi mới về phát triển giáo dục và đào tạo, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà đã góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã đạt chuẩn Quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; và đang đẩy mạnh công tác phổ cập trung học cơ sở. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên một bước. Đã hoàn thiện thêm một bước hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới trường lớp đến hầu hết các thôn, bản của đất nước. Quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được phát triển. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, cấp huyện... ngày càng được củng cố và mở rộng. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp... đang từng bước được tổ chức sắp xếp lại. Hệ thống các trường đào tạo nghề đã được phục hồi và bắt đầu phát triển. Chất lượng giáo dục bắt đầu có nhiều chuyển biến, bước đầu hạn chế được một số hiện tượng tiêu cực, nổi cộm trong giáo dục...
Tuy vậy có thể nói, sự nghiệp phát triển giáo dục mặc dù có những bước tiến đáng kể, song vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt là ý thức trách nhiệm cộng đồng, năng lực thực hành, kỹ năng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi ra trường chưa cao. Đào tạo còn chạy theo nhu cầu tự phát của người học và của gia đình, đào tạo chưa gắn với sử dụng... Chất lượng giáo dục đã thực sự trở thành vấn đề bức xúc, được cả xã hội quan tâm. Vấn đề giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; và cả một phần trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục... còn chưa đáp ứng yêu cầu, định hướng giá trị chưa kịp thời. Thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục đang có sự phân cực quá mức (một số ít học khá, nhiều học sinh kém). Đội ngũ nhà giáo không đồng bộ- vừa
thiếu, vừa thừa. Một số thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm, chưa phát huy nội lực, chưa coi trọng thực hiện nguyên lý: giáo dục gắn học với hành, gắn nhà trường với xã hội, gắn giáo dục với sản xuất phục vụ đắc lực phát triển kinh tế- xã hội ở từng địa phương và trong cả nước...
Có thể nói, giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, là vấn đề nhạy cảm với xã hội. Vì vậy, lĩnh vực giáo dục và đào tạo với những thành tựu to lớn đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, bất cập... và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển giáo dục đã thực sự là những chất liệu quý, nguồn tư liệu dồi dào... giúp cho các phóng viên, biên tập viên của chương trình Phát thanh Giáo dục và đào tạo khai thác, phân tích... từ đó chuyển tải tới đông đảo bạn nghe đài trong cả nước...