Về nội dung:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 51)

Có thể nói, kể từ ngày thành lập cho đến nay (năm 1996), nội dung tuyên truyền của chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo- Đài Tiếng nói Việt Nam luôn đáp ứng được yêu cầu đề ra- đó là tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước (về lĩnh vực giáo dục đào tạo) đến với mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời phản ánh kịp thời những diễn biến đời sống của các nhà trường, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhà giáo, học sinh và nhân dân nói chung... Với vai trò, vị trí của một cơ quan báo chí lớn của Nhà nước, những năm qua, các phóng viên, biên tập viên của Đài Tiếng nói Việt Nam (mà cụ thể ở đây là chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo) đã luôn ý thức được trách nhiệm to lớn của mình trong việc đưa tiếng nói chính thống, chuẩn mực về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bạn nghe đài.

Đặc biệt, giáo dục đào tạo là một lĩnh vực khoa học, một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với xã hội, do đó công tác tuyên truyền về lĩnh vực này phải rất thận trọng và đảm bảo tính định hướng, tính xây dựng, tính giáo dục... Tinh thần này đã được đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình quán triệt và thực hiện một cách đầy đủ. Từ việc tuyên truyền, giới thiệu các điển hình giáo dục tiên tiến (tập thể, cá nhân), đến việc phát hiện, phê phán những biểu hiện, những việc làm sai trái của các cơ sở giáo dục... đều đảm bảo được tính định hướng theo đúng chủ trương, đường lối mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra. Do đó có thể nói, hiệu quả lớn nhất của chương trình- đó là khuyến khích, động viên, từ đó nhân rộng các điển hình giáo dục tiên tiến. Bên cạnh đó kịp thời uốn nắn những quan niệm, những việc làm tiêu cực, sai trái đối với lĩnh vực này.

Từ những số liệu thống kê ở trên cho thấy: tỷ lệ người thường xuyên theo dõi các chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo của Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay là khoảng trên 70% (trong đó lượng thính giả ở thành

phố lớn chỉ chiếm vài %). Xét theo mối tương quan giữa “mức độ nghe đài”

“trình độ học vấn” thì những người có trình độ cấp 1, cấp 2, cấp 3 (đặc biệt là trình độ cấp 3- trung học phổ thông) là nhóm thính giả có tỷ lệ nghe Đài thường xuyên khá cao. Và đây cũng được coi là một trong những đối tượng chính của chương trình. Họ đã tìm thấy ở chương trình những thông tin thực sự bổ ích, thiết thực với việc học tập của chính bản thân mình...

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà có nhiều thay đổi lớn, và người dân cũng ngày càng quan tâm tới lĩnh vực này hơn. Với lợi thế của Phát thanh là: nhanh, rẻ, tiện, đến được tận những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số... chương trình đã ngày càng cải tiến về nhiều mặt (trong đó có nội dung) để phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân, mọi trình độ dân trí khác nhau trên khắp các vùng miền của đất nước... Ví dụ, việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện nay khá phức tạp, không phải ai cũng có thể hiểu hết các quy định về tuyển sinh (như nguyện vọng 1, 2, 3...). Và tất nhiên, thí sinh và ngay cả phụ huynh cũng không thể biết hết các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong cả nước... để hướng nghiệp, từ đó có sự lựa chọn cho phù hợp... Với những nội dung này, thính giả hoàn toàn có thể tin cậy và thu nhận được rất nhiều thông tin thông qua chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo. Cũng bởi lẽ đó mà trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng... chương trình bao giờ cũng nhận được rất nhiều thư của thính giả hỏi về những vấn đề liên quan đến nội dung này...

Có thể nói, việc thành lập chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (với thời lượng phát sóng 15 phút mỗi ngày) là rất kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục đào tạo của nước ta trong giai đoạn mới. Hiện nay, giáo dục đào tạo càng ngày càng có bước phát triển mạnh, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp. Hầu hết các xã, phường trong cả nước (kể cả những xã vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo...) đều đã có trường lớp

tiểu học. Phần lớn các xã vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở, huyện có trường trung học phổ thông. Ở một số tỉnh và huyện (những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số) còn có cả hệ thống trường dân tộc nội trú...

Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (tháng 12/1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì giáo dục đào tạo luôn được xếp ở vị trí quốc sách hàng đầu. Nhà nước đầu tư nhiều cho giáo dục đào tạo, mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân cũng đều quan tâm đến lĩnh vực này. Đó cũng chính là cơ sở, là động lực giúp cho chương trình Phát thanh Giáo dục và đào tạo của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày càng có sự đầu tư, cải tiến hơn nữa về nhiều mặt (trong đó có nội dung), cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn nghe đài...

* Hạn chế- Nguyên nhân hạn chế:

Như trên đã trình bày, trong những năm gần đây, chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo thường xuyên đề cập những vấn đề giáo dục nhạy cảm với xã hội như: thi cử, tuyển sinh, dạy thêm học thêm... Tuy vậy, các vấn đề đưa ra hầu như chỉ mang tính phản ánh bề nổi thông thường, chứ chưa tìm ra được cách giải quyết thấu đáo. Những vấn đề về quản lý, về nhân sự... trong ngành giáo dục cũng ít được chương trình đề cập đến.

Có thể nói, do lĩnh vực giáo dục và đào tạo quá rộng lớn, quá nhạy cảm và phức tạp, chính vì vậy mà nhiều khi chương trình rơi vào tình trạng

“lực bất tòng tâm”, chưa tạo ra được những vệt tuyên truyền sâu đậm, tạo dấu ấn đối với người nghe. Hoặc chưa đề cập sâu những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục như: công tác quản lý giáo dục- đào tạo, những tác động của mặt trái cơ chế thị trường đến giáo viên, học sinh, sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong cơ chế quản lý của ngành...

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này (dẫn đến hạn chế về mặt nội dung) trước hết phải kể đến yếu tố con người. Có thể nói, việc thành lập chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo- phát sóng hàng ngày với thời lượng 15 phút/ngày- là một chủ trương vô cùng đúng đắn và kịp thời của Đài Tiếng nói Việt Nam, tuy nhiên về mặt biên chế thì lại chưa thực sự hợp lý. Kể từ khi thành lập cho đến nay (và hiện nay cũng vậy), mặc dù đã có nhiều sự thay đổi, luân chuyển về mặt nhân lực, nhưng chương trình thường xuyên chỉ duy trì ở mức 3 biên chế (kể cả cán bộ quản lý- trưởng phòng). Như vậy có nghĩa là mỗi phóng viên sẽ phải làm ít nhất 2 trường trình/tuần (15 phút/chương trình). Trong khi đó, cơ chế làm việc hiện nay của các phóng viên, biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung và chương trình Giáo dục và đào tạo nói riêng đang vận hành theo một phương thức khá cồng kềnh:

Phóng viên lên kế hoạch đi lấy tin viết tin, bài + trích băng (biên tập âm thanh) duyệt (duyệt phòng duyệt Ban biên tập) sang phòng thu chọn nhạc (nhạc cắt, bài hát, tiếng động nền... cho mỗi bài, mỗi chương trình phát thanh) thu + đọc (phối hợp với phát thanh viên và kỹ thuật viên) kiểm thính (nghe chương trình khi phát sóng).

Có thể nói, mỗi một phóng viên, biên tập viên của chương trình (kể cả quản lý chương trình) đều phải làm việc từ A đến Z với một cường độ công việc khá cao. Trong khi đó, điều kiện làm việc lại không mấy thuận lợi, khiến cho phóng viên tốn nhiều công sức và thời gian đi lại. Và cũng chính vì lý do này mà những chuyến đi công tác xa (thực tế tại cơ sở) của phóng viên không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Nếu có đi cũng phải tính toán kỹ lưỡng đến yếu tố thời gian (vì ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phát sóng hàng ngày). Do đó mà việc tìm hiểu, thâm nhập thực

tế, lấy tư liệu... thường hời hợt, không sâu, chỉ mang tính phản ánh bề nổi chung chung. Đây cũng chính là lý do mà tại sao những bài điều tra (nhất là điều tra dài kỳ, điều tra theo thư thính giả...) thường không thấy xuất hiện trên chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo kể từ ngày thành lập cho đến nay...

Và một yếu tố nữa cũng dẫn đến những hạn chế về mặt nội dung của chương trình- đó chính là sự thay đổi thường xuyên về mặt nhân lực (luân chuyển nhân lực giữa các chương trình phát thanh với nhau- thường là trong phạm vi một Ban biên tập). Điều này cũng có ưu điểm là tăng cường khả năng thích ứng đối với mỗi phóng viên, biên tập viên, giúp các phóng viên có thể bao quát và hiểu về nhiều lĩnh vực, tuy nhiên nó cũng có hạn chế lớn là phóng viên phải mất một khoảng thời gian nhất định (không ngắn) để làm quen, tìm hiểu về lĩnh vực mình tuyên truyền, về tình hình thực tế ở từng địa phương, từng cơ sở giáo dục...

Do nhân lực hạn chế (thường chỉ là 3 phóng viên, nhiều nhất là 4 phóng viên) nên các chuyến công tác (nhất là tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...) thường được các phóng viên tận dụng một cách triệt để trong việc thu thập thông tin, phỏng vấn các đối tượng cần thiết tại cơ sở. Mục đích cuối cùng là làm sao thu được càng nhiều băng càng tốt (để dùng dần, mà các phóng viên quen gọi là “lương khô” dự trữ cho những lúc “giáp hạt”- tức là những khi không thể đi công tác được). Cách làm này dần dần trở thành một thói quen, khiến cho bất kỳ một phóng viên nào cũng vậy- cứ bắt đầu đi công tác là cắm đầu cấm cổ ghi âm trên trời dưới bể đủ thứ chuyện, thế nên mới có tình trạng là một người được phỏng vấn tại cơ sở thường bị xoay đến chóng mặt, với rất nhiều các câu hỏi thuộc về nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực khác nhau... Và đương nhiên, một người (dù là ai đi chăng nữa) nhưng khi bị hỏi một lúc quá nhiều vấn đề khác nhau như thế thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng trả lời vòng

vo, dàn trải, thiếu chiều sâu... Và như vậy thì chất lượng tin, bài, chất lượng nội dung chương trình cũng sẽ không thể cao được...

Ngoài ra, thời lượng 15 phút/chương trình (mỗi phóng viên đứng tên và thực hiện 1 chương trình trọn vẹn từ A đến Z) là lý do khiến cho những người làm chương trình không thể đảm bảo 100% tin, bài đều là của phóng viên, biên tập viên được. Do đó, tình trạng sử dụng bài khai thác báo hoặc bài cộng tác viên... là điều không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến tình trạng là nhiều khi bài cộng tác viên không đạt chất lượng nhưng vì mối quan hệ sẵn có với cộng tác viên đó mà các phóng viên chương trình vẫn buộc phải sử dụng, khiến cho sức hấp dẫn của chương trình cũng bị giảm đi phần nào...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)