Phát hiện, phê phán những biểu hiện, những việc làm sai trái trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 29 - 30)

trong ngành giáo dục

Đây cũng được coi là một trong những nội dung tuyên truyền không thể thiếu đối với lĩnh vực truyền thông trong suốt những năm qua. Bằng việc đi sâu, đi sát... các phóng viên giáo dục đã chỉ ra những biểu hiện, những việc làm sai trái trong ngành, từ việc giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, đào tạo chưa gắn với sử dụng, cho đến tình trạng yếu kém của đội ngũ giáo viên, những hạn chế trong công tác quản lý...

Cũng nhờ báo chí mà rất nhiều những vụ việc tiêu cực trong ngành giáo dục đã bị phanh phui. Điển hình như nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, nạn chạy trường, chạy lớp, những bất cập trong thi cử, tuyển sinh, rồi tình trạng lạm thu, thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính ở một số trường học, cơ sở giáo dục...

Ví dụ:

- Nhà ở công vụ cho giáo viên- vấn đề bức xúc hiện nay (Tuyết Mai- Giáo dục&Thời đại)

- Hàng tỷ đồng thiết bị đã bị "ném qua cửa sổ" (Tiến Dũng- Tiền Phong)

- Học tại chức bằng phong bì (Hồ Thu- Tiền Phong) - Thực hư sau đại học (Lê Huy Bá- Tuổi trẻ TP HCM)

- Nan giải chuyện nhà ở cho giáo viên miền núi (Phan Thiên Sơn- Tiền Phong)

- Cần đổi mới trong cách dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường hiện nay (Hà Ánh- Thanh niên)

- Giáo viên yếu + Cơ sở vật chất thiếu = Học sinh bỏ học!? (Hưng Tân- Gia đình&Xã hội)

- Học hết lớp 7, chưa rành mặt chữ vẫn được... tiên tiến (B.Đ- Sài Gòn giải phóng)

- Về việc: "Xén tóc, hớt quần, cắt quai dép" ở trường THPT Sơn Hà (Quảng Ngãi)- UBND tỉnh và Sở GDĐT cần vào cuộc, xử lý nghiêm

(Nguyễn Rộng- Thanh niên) v.v...

Việc báo chí công khai chống tiêu cực trên mặt trận giáo dục đã mang lại hiệu quả vô cùng lớn đối với công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới đất nước, vừa khuyến khích được người dân tham gia quá trình xã hội hoá giáo dục, vừa hỗ trợ kịp thời cho Đảng, Nhà nước trong việc điều chỉnh, uốn nắn những quan niệm, những việc làm sai trái, lệch lạc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Điều đó cũng thể hiện tính chiến đấu, dám nói thẳng, nói thật của những người làm báo- những chiến sỹ xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)