Biểu dương các điển hình giáo dục tiên tiến (tập thể, cá nhân)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 27)

nhân)

Ngay trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, hai miền Nam- Bắc còn chưa thống nhất... trên khắp các tờ báo, các chương trình của đài phát thanh... đều tràn ngập những bài viết ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ kính yêu, giúp cho người dân (trong đó có các thày giáo, cô giáo, các em học sinh...) thêm quyết tâm, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, từ đó cố gắng học tập, chiến đấu, góp hết sức mình vào công cuộc dựng xây đất nước.

Lúc này, nội dung truyền thông về giáo dục và đào tạo chiếm một dung lượng (đối với báo viết) và thời lượng (đối với phát thanh) khá lớn, mang tính thường xuyên... Nhiều tác phẩm đã đánh giá được đúng những bước đi, phân tích kỹ những thành tựu, quá trình trưởng thành của sự nghiệp giáo dục và đào tạo...

Thực tế đã có rất nhiều tấm gương điển hình học tập và giảng dạy thời kỳ này được báo chí phát hiện, tuyên truyền như: gương anh Nguyễn Ngọc Ký viết bằng chân, như phong trào giáo dục ở trường Bắc Lý, phong trào bổ túc văn hoá Cẩm Bình, trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hoà Bình... Những mô hình giáo dục hiệu quả này đã được nhiều tờ báo tổ chức tuyên truyền thành vệt sâu, đậm... góp phần làm thổi bùng lên phong trào học tập thi đua sôi nổi ở khắp mọi nơi. Người ở chiến trường yên

tâm nơi hậu phương, người ở hậu phương hừng hực một khí thế học tốt, dạy tốt, tham gia “Ba sẵn sàng” trong tất cả các nhà trường phổ thông...

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, mảng tuyên truyền về giáo dục đào tạo vẫn thường xuyên được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí, các chương trình phát thanh, truyền hình... với tần suất ngày một tăng. Những gương điển hình tiên tiến (tập thể và cá nhân) không ngừng được báo chí phát hiện, tuyên truyền. Điển hình như việc tuyên dương, khen thưởng các em học sinh giỏi, học sinh ngoan; tôn vinh các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú... Cùng với đó, nhiều phong trào ở nhiều địa phương cũng được thông tin rộng rãi đến toàn thể người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, như phong trào Bộ đội biên phòng làm giáo viên xoá mù chữ; phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia chiến dịch ánh sáng văn hoá; phong trào phụ nữ giúp nhau kết hợp xoá mù chữ, học nghề với phát triển kinh tế, tăng thu nhập; phong trào hiến đất xây dựng trường học và xoá cầu khỉ ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như nhiều địa phương khác...

Ví dụ:

- Những mái ấm nghĩa tình trên biên cương Nậm Giải (Quỳnh Hương- Giáo dục&Thời đại)

- Cổ tích "cô Tấm" từ nỗi đau da cam (TTO- Tuổi trẻ TP HCM) - Ở một nơi thày trò không nhìn thấy nhau (Hùng Thuật- Thanh niên)

- Sáng mãi hình ảnh người thầy (Văn Lê- Giáo dục&Thời đại) - Vợ chồng giáo viên chuyên... cắm bản (Thu Hiền- Tiền Phong) - Tập thể của những tấm gương sáng (Thành Nam- Giáo dục&Thời đại)

- Chất lượng giáo dục ở một vùng "đất học" (Nguyễn Thị Trâm- Giáo dục&Thời đại)

- Dựng lều trọ học nơi núi rừng Tây Bắc (Thy Nhung- Giáo dục&Thời đại)

v.v...

Tất cả những nội dung tuyên truyền đó đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực đối với ngành giáo dục Việt Nam, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục thời kỳ đổi mới...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)