Giới thiệu về chƣơng trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (Đài Tiếng nói Việt Nam):

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 33 - 35)

TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

(2005 – 2006)

2.1. Giới thiệu về chƣơng trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (Đài Tiếng nói Việt Nam): (Đài Tiếng nói Việt Nam):

Ngay từ khi mới thành lập (7/9/1945), Đài Tiếng nói Việt Nam đã luôn coi Giáo dục và đào tạo là một trong những nội dung tuyên truyền không thể thiếu. Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, mặc dù Giáo dục và đào tạo chưa có chương trình riêng, nhưng lĩnh vực giáo dục- đào tạo thường xuyên được nói tới trong các chương trình- đặc biệt là những chương trình có đối tượng giáo viên, học sinh, nhà trường... Như các chương trình: “Vì tương lai con em chúng ta”, “Nhà trường xã hội chủ nghĩa”, “Măng non đất nước”, “Tiến lên đoàn viên”...

Lúc này, lĩnh vực Giáo dục và đào tạo được thể hiện qua những nội dung tuyên truyền cụ thể:

- Cách nuôi dạy con cái

- Giáo dục ý thức lao động cho thanh thiếu niên - Điển hình giáo dục kết hợp dạy chữ- dạy nghề - Mô hình nhà trường vừa học vừa làm

- Điểm sáng về bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ - Khí thế: “Ba sẵn sàng” trong các trường học

- Các trường thi đua học tập giảng dạy tốt và sẵn sàng chiến đấu tốt…

Trong bom đạn chiến tranh, trong bộn bề khó khăn về kinh tế... làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn bay cao, bay xa, chuyển tải được nhiều nội dung phong phú, thiết thực- trong đó giáo dục và đào tạo là mảng đề tài quan trọng, không thể thiếu. Đó là chuyện về những tấm gương anh dũng tại các trường cấp 2, cấp 3, về những bạn nhỏ mưu trí, dũng cảm, vừa học giỏi vừa biết bảo vệ bản thân, gia đình, bảo vệ gia súc gia cầm... rồi công tác phòng không trong nhà trường... nhằm động viên tinh thần “Ba sẵn sàng”, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhà trường...

Từ những năm 70, khi Đài Tiếng nói Việt Nam cho phép thành lập chương trình phát thanh Văn hoá và Đời sống (với thời lượng 15 phút mỗi ngày), mảng tuyên truyền về giáo dục và đào tạo cũng được xác định là 1 trong 5 lĩnh vực tuyên truyền chính của chương trình (đó là: Giáo dục, Văn hoá, Thương binh- xã hội, Thể thao và Y tế). Thời kỳ này, nội dung tuyên truyền về lĩnh vực giáo dục- đào tạo chủ yếu tập trung vào những vấn đề chính như:

- Phản ánh về những cơ sở giáo dục điển hình, phong trào giáo dục tiên tiến

- Gương thày, cô giáo dạy giỏi, học sinh giỏi, chăm ngoan - Điển hình về phong trào bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ - Phong trào khuyến học...

- Chăm lo, bảo vệ và động viên học sinh đi học (phong trào bện mũ rơm cho học sinh đến trường)...

v.v...

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối với lĩnh vực nhạy cảm này, bắt đầu từ năm 1996, Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam đã cho phép tách mảng giáo dục- đào tạo ra khỏi chương trình

Văn hoá và đời sống, thành lập thành một chương trình phát thanh riêng mang tên: “Chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo”. Chương trình này thuộc Ban Văn hoá- xã hội, với thời lượng phát sóng 15 phút mỗi ngày- từ 19h45 đến 20h00 (phát lại từ 7h15 đến 7h30 sáng hôm sau) trên Hệ VOV2 (Hệ Văn hoá và đời sống xã hội). Đối tượng của chương trình là các thầy giáo cô giáo, các em học sinh, sinh viên và các nhà trường...

Như vậy là lần đầu tiên kể từ khi thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (năm 1945), lĩnh vực giáo dục- đào tạo đã có hẳn một chương trình riêng, phát hàng ngày.

Trải qua 10 năm trưởng thành và phát triển, Chương trình Phát thanh Giáo dục và đào tạo cũng đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực tuyên truyền, riêng phóng viên Ngô Thiệu Phong đã 2 lần đoạt Giải báo chí toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam:

- Giải A: “Thêm một lần phân ban, thêm nhiều lần rắc rối” (năm

2003);

- Giải C: “Hội khoẻ phù đổng có xa rời mục đích?”(năm 2004).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)