Hình 3: Tỷ lệ bài tích cực- tiêu cực
Tích cực Tiêu cực
- Tích cực: 63% - Tiêu cực: 37%
Tỷ lệ 63% bài tích cực; 37% bài tiêu cực như chương trình hiện nay đang tuyên truyền- theo cá nhân người viết là một tỷ lệ hợp lý, có thể chấp nhận được. Vì như chúng ta cũng đã biết, mặc dù ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều những vấn đề “nổi cộm”, nhiều hiện tượng tiêu cực, gây bức xúc trong nhân dân… tuy nhiên, chúng ta cũng không thể vì thế mà phủ nhận những thành tựu to lớn, những nỗ lực vượt bậc mà các cấp, các ngành cũng như toàn thể người dân đang thực hiện- nhằm đem đến một nền giáo dục toàn diện, toàn dân.
Không bỏ qua những biểu hiện tiêu cực, sai trái trong giáo dục, nhưng việc chú trọng tăng cường những bài viết mang tính biểu dương, phát hiện điển hình… cũng là một việc làm vô cùng cần thiết. Đó cũng là cách để hạn chế tiêu cực, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhằm giúp cho thính giả thấy được toàn cảnh bức tranh giáo dục hiện nay (vẫn còn có những mặt tiêu cực nhưng cũng không hiếm những mặt tích cực).
Ví dụ: Những người làm chương trình đã rất thẳng thắn, khách quan và không hề ngần ngại khi có những bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan đến tiêu cực, những vấn đề bức xúc trong ngành giáo dục cũng như trong xã hội hiện nay như:
- Vì sao các trường phân ban kém hấp dẫn
- Vì sao kết quả thi môn lịch sử qúa thấp
- Những khó khăn trong vấn đề triển khai học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học tại một số địa phương
- Thiết bị dạy học- đừng để là đồ phế thải
- Chạy trường- khi phụ huynh coi trọng “cái tiếng, cái danh”
- Những bất cập trong dạy và học ngoại ngữ tại các trường phổ thông hiện nay
- Loạn thu phí trong trường học
- Thực trạng công tác đào tạo sau đại học- chất lượng không đáp ứng được yêu cầu
- Vấn đề độc quyền trong in và xuất bản Sách giáo khoa ở nước ta hiện nay
v.v…
Bên cạnh đó là một loạt các bài viết về những mặt tích cực, những bài viết biểu dương, ca ngợi những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo… nhằm nêu bật những thành tựu của ngành trong suốt những năm qua.
Cụ thể như:
- Suốt đời gắn bó với trẻ em. (Bài viết ca ngợi tấm lòng yêu nghề, mến trẻ của một cô giáo ở trường tiểu học thị xã Trà Vinh- tỉnh Trà Vinh đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) - Gặp gỡ những sinh viên nghèo học giỏi nhận học bổng KOVA
- Các trường học vượt lũ ở Đồng Tháp
- Nhà giáo nhân dân của bà con dân tộc Khơ me
- Dòng họ khoa học ở Nam Trực (Nam Định) - Những người thầy ở vùng cao
- Phối hợp đào tạo trong nước và nước ngoài- một giải pháp hiệu qủa
- Vị nữ Phó Giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam
- Hậu Giang phấn đấu không để học sinh nào bỏ học, thất học vì nghèo
- Mô hình trường học bán trú dân nuôi
- Giáo dục Thái Nguyên- giải pháp cho trẻ khó khăn
- Đổi mới phương pháp dạy học ở một trường vùng sâu
Có thể nói, tỷ lệ tuyên truyền như của chương trình hiện nay (cứ 2 bài tích cực thì có 1 bài tiêu cực) đã phán ánh tương đối chính xác thực trạng giáo dục của nước ta nói chung. Đây cũng là một trong những bước đột phá, đổi mới đáng kể của những người làm chương trình so với trước đây. (Vì trước đây tỷ lệ bài tích cực thường là rất nhiều- chiếm đa số, trong khi đó những bài tiêu cực thì lại rất hạn chế, thi thoảng mới xuất hiện). Tuy nhiên, qua nghe chương trình cũng thấy rằng, mặc dù đã rất chú ý đến việc phát hiện, tuyên truyền những mặt tiêu cực, những biểu hiện sai trái… song đây vẫn chỉ là sự phản ánh mang tính bề nổi, chưa sâu; và không phải vấn đề nào cũng đều được những người làm chương trình quan tâm, đề cập đến (dường như vẫn còn tồn tại những “vùng cấm” vô hình). Đó chính là lý do mà tại sao nhiều thính giả vẫn cho rằng: tuy đã có rất nhiều cố gắng, song thực tế là tính chiến đấu của chương trình không cao bằng một số tờ báo khác (những tờ báo đang ăn khách hiện nay như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền Phong…).
Thiết nghĩ, đây cũng là điều mà những người làm chương trình cần phải hết sức quan tâm, lưu ý…