Khơi dậy phong trào học tập trong nhân dân, xây dựng một xã hội học tập

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 30 - 33)

xã hội học tập

Có thể nói, từ việc biểu dương các điển hình tiên tiến (tập thể, cá nhân), báo chí đã giúp cho người dân phần nào thấy được những gương mặt

tươi sáng trên mặt trận giáo dục Việt Nam (dẫn đến phong trào rộng lớn của toàn ngành thi đua “dạy tốt- học tốt”)... từ đó thấy được tính sáng tạo của Đảng ta đối với đường lối phát triển giáo dục- đào tạo. Nhìn chung đã ngăn chặn được tình trạng tan trường, vỡ lớp, thày bỏ dạy, trò bỏ học, góp phần xoá các điểm “trắng” về giáo dục (đặc biệt ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...). Nhiều loại hình trường, lớp ra đời được báo chí quan tâm tuyên truyền như: nhóm trẻ gia đình, trường mẫu giáo dân lập, tư thục, lớp tiểu học bán trú, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, lao động kỹ thuật và dạy nghề, lớp buổi tối xoá mù chữ, lớp hệ B, trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học phân ban, trường đại học dân lập, đại học mở, hệ thống trường chuyên... Chính điều này đã góp phần tạo nên một bầu không khí học tập sôi nổi trong nhân dân...

Thực tế cho thấy, tuy hiện nay vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, song Việt Nam đã và đang tiến dần đến một nền quốc học nhân dân tương đối hoàn chỉnh. Số học sinh ở các cấp tăng dần, số học sinh lưu ban và bỏ học giảm hẳn. Chất lượng giáo dục cũng có nhiều tiến bộ. Số học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế ngày một tăng. Trong nhân dân cũng phát triển phong trào học tập và nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội và nghề nghiệp- nhất là việc học tin học, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh và một số các kỹ năng nghề nghiệp khác...

Rõ ràng, có được điều này một phần là do tính chủ động, năng động, sáng tạo của báo chí trong việc tuyên truyền đối với lĩnh vực này- một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài.

Có thể nói, tuyên truyền về giáo dục- đào tạo thời kỳ này không chỉ góp phần cổ vũ phong trào thi đua của ngành, mà còn xác định cho công chúng thấy rõ được hướng đi của sự nghiệp giáo dục cách mạng trong tương lai. Không những thế, nó còn khơi dậy phong trào học tập sôi nổi, rộng khắp trong nhân dân, giúp cho người dân hiểu rõ rằng: học không chỉ là trách

nhiệm mà còn là quyền lợi của mỗi người, là phương sách chủ yếu nhằm tăng cường phát triển nguồn lực quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững cho đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư...

CHƢƠNG II:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)