Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 25 - 27)

sách… của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, nội dung tuyên truyền về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã luôn đáp ứng được yêu cầu: tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục- đào tạo đến với các tầng lớp nhân dân, các nhà trường... đồng thời phản ánh kịp thời những diễn biến đời sống của các nhà trường, những tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo, của học sinh và của mọi tầng lớp nhân dân... giúp cho người dân thấm sâu những quan điểm, đường lối giáo dục sáng tạo của Đảng ta- đó là: xây dựng nền giáo dục nhân dân, của dân, coi trọng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn lực có chất lượng về đức- tài để phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước...

Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực khoa học thực tiễn đang rất sôi động, một vấn đề vô cùng nhạy cảm đối với xã hội (vì như đã nói ở trên- sản phẩm của giáo dục chính là con người), cho nên công tác tuyên truyền về lĩnh vực này phải rất thận trọng. Chính vì vậy, các tác phẩm báo chí trước đây cũng như sau này, đều luôn đảm bảo tính định hướng, tính xây dựng, tính giáo dục... theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước... Đặc

biệt trong quá trình đổi mới đất nước, báo chí đã góp một tiếng nói vô cùng quan trọng trong việc đổi mới tư duy, đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo, chấn hưng nền giáo dục nước nhà...

Thực tế những năm qua đã cho thấy, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta có nhiều thay đổi lớn. Người dân quan tâm hơn tới giáo dục đào tạo- với những vấn đề cụ thể như: tuyển sinh, hướng nghiệp, dạy nghề... Và báo chí, với vai trò của mình đã làm rất tốt điều này, đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân.

Đơn cử như ở Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, với những đặc trưng vốn có của mình là: nhanh, rẻ, tiện, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân và trình độ dân trí khác nhau... nên đã phát huy tác dụng rất lớn. Xin nêu ví dụ: việc tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện nay khá phức tạp. Không phải ai cũng hiểu hết các quy định về tuyển sinh như nguyện vọng 1,2,3... Thí sinh và phụ huynh cũng không thể biết hết được các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước để hướng nghiệp. Đó cũng chính là lý do mà trong các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng... bao giờ Đài Tiếng nói Việt Nam cũng nhận được rất nhiều thư của bạn nghe đài từ khắp các địa phương trên cả nước hỏi về vấn đề này...

Cùng với chức năng thông tin, tuyên truyền, báo chí hiện nay còn được xem như là diễn đàn của các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và các tầng lớp nhân dân về lĩnh vực giáo dục- đào tạo. Từ việc nắm đầy đủ, chính xác các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực này (qua việc thâm nhập thực tế của các nhà báo), các phóng viên, biên tập viên chương trình còn có những bài viết, những cuộc toạ đàm, phỏng vấn... đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo công chúng trên cả nước.

Báo chí không những cố gắng làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, đường lối, chính sách... mà còn theo sát sự vận động và quá trình thực hiện, nhằm góp phần từng bước đưa chính sách đi vào

cuộc sống... Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cần phải xoáy vào những trọng tâm, trọng điểm, làm sao để người dân thấy rõ được sự cần thiết phải đổi mới giáo dục theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Giáo dục đào tạo phải phục vụ hiệu quả cao nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (cung cấp nguồn lực, giáo dục truyền thống...).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)