MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH
3.2.2. Cải tiến về hình thức của chương trình
Một trong những điều đầu tiên cần phải cải tiến về mặt hình thức của chương trình đó chính là cần phải thay đổi sự bất hợp lý trong việc sử dụng thể loại, đặc biệt phải chú ý tăng cường những bài bình luận sắc nét, tạo dấu ấn cho người nghe... Hiện nay, chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo chủ yếu vẫn sử dụng các thể loại báo chí truyền thống như: tin (dù thể loại này đang ngày càng có xu hướng ít đi), bài tổng hợp, bài phản ánh, phỏng vấn, phát biểu, phóng sự, câu chuyện... Thể loại bình luận tuy cũng đã có nhưng chưa nhiều, chưa sắc nét. Xu thế minh hoạ chủ trương chính sách vẫn
bao trùm khiến chương trình trở nên khô cứng, dễ nhàm chán, sa vào tình trạng đều đều, nhàn nhạt...
Như đã nói ở trên, các chương trình hiện nay tuy đã cố gắng đi theo từng vấn đề song vẫn chưa tạo thành vệt tuyên truyền sâu đậm, thêm vào đó hình thức thể hiện lại đơn điệu, nhàm chán, ít chuyên mục, tiết mục... (hiện chương trình mới chỉ có 3 tiết mục thường kỳ là: Bạn cần biết; Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt; Chuyện cuối tuần; và 1 chuyên mục là: Gặp gỡ và trao đổi). Rồi vấn đề âm nhạc, tiếng động trong chương trình cũng chưa được quan tâm đúng mức, chương trình được thu thanh trước nên luôn ở trạng thái tĩnh và vì thế hiệu quả cũng bị giảm đáng kể... Chính những khiếm khuyết này đã tạo cho người nghe cảm giác là chương trình còn nặng nề, kém sinh động, chưa thực sự cuốn hút được người nghe...
Để khắc phục tình trạng này, theo ý kiến của cá nhân người viết, trước hết cần phải bắt đầu từ việc chỉ đạo nội dung tuyên truyền. Nghĩa là cán bộ quản lý cấp Phòng phải có trách nhiệm giúp Ban biên tập nắm bắt được những hoạt động giáo dục đào tạo chính yếu để từ đó chủ động vạch kế hoạch tuyên truyền và chỉ đạo kỹ khâu biên soạn chương trình, đạo diễn chương trình...
Về nhịp độ, chương trình phải luôn đạt được 2 yếu tố là: thời sự và
chuyên sâu. Ở đây, cốt lõi của chương trình là thông tin và cắt nghĩa được các sự kiện và vấn đề của giáo dục đào tạo, làm cho cả ngành, cả xã hội cùng tham gia bàn luận, trao đổi và tổng kết kinh nghiệm cũng như tìm kiếm giải pháp phát triển... Hầu hết các sự kiện trong hoạt động của lĩnh vực giáo dục đào tạo đều phải được những người làm chương trình quan tâm đề cập (tất nhiên tuỳ theo mức độ quan trọng của vấn đề mà việc đề cập ở các cấp độ khác nhau). Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, chương trình phải đi sâu phân tích, kiến giải, từ đó tạo ra những vệt tuyên truyền trên sóng (tại các
thời điểm thích hợp) nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của thính giả; đồng thời gây dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực.
Để tạo sự đa dạng cho chương trình, thì bên cạnh các thể loại báo chí thông dụng (như đã nói ở trên), chương trình cần phải tăng cường thể loại bình luận và toạ đàm để nâng tầm khái quát. Bên cạnh đó cũng phải tăng thêm thể loại câu chuyện- những câu chuyện giàu giá trị thực tiễn mà lại có tính khái quát cao và có sức khơi gợi sâu xa...
Cần mở thêm một số chuyên mục, tiết mục mới trong chương trình- đặc biệt là những tiết mục có tính chất tư vấn. (Có thể là: Thông tin mùa thi; Phụ huynh cần biết; Góc học tập tuổi thơ; Đạo đức người thày; Giáo dục trong gia đình...). Có như vậy chương trình mới thực sự thu hút được sự quan tâm của thính giả, vì chắc chắn rằng, với những tiết mục như vậy, thính giả sẽ học hỏi được nhiều điều, biết thêm được nhiều điều về hoạt động học tập ở khắp mọi nơi trên cả nước...).
Ngoài ra, chương trình cũng cần phải tạo được sự giao lưu trên sóng- giao lưu giữa chương trình với thính giả và giữa thính giả với chương trình. Với một lượng thư thính giả gửi về khá nhiều như vậy mà hiện nay chương trình mới chỉ hồi âm bằng cách điểm thư (khoảng một tháng một lần) rõ ràng là chưa ổn. Việc điểm thư cần phải được thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên hơn nữa (có thể là một tuần một lần, thậm chí cuối mỗi chương trình đều có thể giành một khoảng thời gian rất ngắn thôi để hồi âm thư thính giả- từ 1 đến 2 phút chẳng hạn). Có như vậy, chương trình mới kéo được thính giả đến với mình, tránh trường hợp bạn nghe đài rơi vào trạng thái chán nản, mất niềm tin vào chương trình khi mà những lời tâm huyết của họ (hoặc những thắc mắc, góp ý...) gửi tới chương trình lại không được để tâm đến, thậm chí không biết là đã đến nơi hay chưa. Nhiều lần như vậy thính giả sẽ thôi không còn muốn gửi thư nữa, và như vậy thì rõ ràng là khoảng cách giữa thính giả với chương trình sẽ bị kéo dài ra, ảnh hưởng cả
đến thói quen nghe đài của thính giả... Ngoài ra, để nối gần khoảng cách với thính giả, những người làm chương trình cũng có thể tăng cường sự giao lưu bằng cách tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi viết... (Ví dụ tổ chức các cuộc thi viết nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhân ngày khai trường... Hay các cuộc thi tìm hiểu kiến thức học đường, hỏi đáp mùa thi...). Những cuộc thi này Đài có thể tự đứng ra tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ, ban, ngành chức năng như: Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Khuyến học, Hội đồng đội...). Với những hình thức phong phú như thế này, chắc chắn sự tham gia của thính giả đối với chương trình chắc chắn sẽ đông đảo và hiệu quả hơn rất nhiều...
Một trong những điểm yếu của chương trình hiện nay (cũng như của nhiều chương trình phát thanh khác thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam) đó là thiếu tính trực tiếp. Để chương trình đỡ nhàm chán, đơn điệu... cần chú ý tạo tình huống động cho chương trình (như khách mời phòng thu, toạ đàm tại chỗ, giao lưu, nối điện thoại- trực tiếp hoặc gián tiếp- với thính giả...). Tất nhiên trong điều kiện như hiện nay thì việc tổ chức các cuộc toạ đàm trực tiếp (khách mời phòng thu hoặc tại hiện trường) không phải lúc nào cũng thực hiện được (vì còn liên quan đến nhiều yếu tố: kỹ thuật, thời gian, kinh phí...). Tuy vậy, các phóng viên, biên tập viên chương trình cũng hoàn toàn có thể linh hoạt, chủ động trong việc lựa chọn hình thức tuyên truyền của mình. Ví dụ, với những nội dung cần tuyên truyền đậm, (như phản ánh Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục; Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11...); hoặc những thông tin được coi là nóng của ngành... thì những người làm chương trình hoàn toàn có thể đề đạt với Lãnh đạo Đài để tổ chức những buổi Phát thanh trực tiếp. Hoặc nếu không, có thể tổ chức các cuộc giao lưu, toạ đàm tại cơ sở (nếu quy mô lớn, có thể phối hợp với các cơ quan liên quan cùng tổ chức, sau đó phát trên sóng...). Như vậy, chương trình sẽ hấp dẫn thính giả hơn rất nhiều...
Như đã trình bày ở trên, hiện nay, chương trình cũng đang cố gắng để dần tiếp cận với phát thanh hiện đại- bằng cách là các phóng viên, biên tập viên tự thể hiện (đọc) trên sóng. Và cách làm này cũng đã ít nhiều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không được quan tâm đúng mức, thì cách làm này cũng sẽ trở thành lực cản, khiến cho chương trình trở nên kém hấp dẫn, thậm chí gây ức chế, khó chịu đối với người nghe. Vì mỗi phóng viên, biên tập viên là một giọng đọc, một cách thức trình bày khác nhau, mà nhiều người trong số đó thể hiện còn chưa hay, chưa thuyết phục (vì không được qua trường lớp đào tạo), giọng đọc đôi khi còn non nớt (nhất là đối với những phóng viên trẻ)... Chính vì thế có những bài viết rất hay, nhưng qua cách thức thể hiện của phóng viên đã làm cho hiệu qủa bài viết giảm đi rất nhiều, người nghe thậm chí còn có cảm giác thiếu tin cậy với những nội dung mà bài viết đưa ra (do sự thể hiện còn non nớt của phóng viên)…
Một vấn đề nữa cũng đòi hỏi những người làm chương trình cần phải quan tâm cải tiến- đó chính là việc tạo hiệu quả bằng âm nhạc, tiếng động
trong chương trình... Một chương trình sẽ không thể hay nếu phóng viên cứ đọc làu làu từ đầu đến cuối mà không xen kẽ một chút nhạc hoặc một đoạn bài hát nào- cho dù nội dung các bài viết đó có hay đến mấy, người đọc có đọc cuốn hút đến mấy... Ngoài nhạc hiệu, nhạc cắt, những người làm chương trình cũng nên chủ động lựa chọn một số đoạn nhạc không lời, một số bài hát (phù hợp với từng chương trình, từng nội dung bài viết) để sử dụng cho phù hợp. Với điều kiện kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay, những người làm chương trình hoàn toàn có thể lựa chọn nhạc một cách dễ dàng (đã có sẵn trong máy tính, chỉ cần nhắp chuột là có thể chọn được bản nhạc theo ý muốn). Thậm chí còn có thể nền nhạc (đọc bài viết trên nền nhạc, nổi nhạc vào đầu hoặc cuối mỗi bài viết...). Nếu chịu khó dàn dựng chương trình một cách kỹ lưỡng, cầu kỳ như vậy, chắc chắn chương
trình sẽ hay hơn, sinh động hơn rất nhiều... Tất nhiên, để làm được điều này,