Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 85 - 94)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH

3.2.6.Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Do thiếu sự chuyên môn hoá, nên để có được một sản phẩm hoàn chỉnh (một chương trình Phát thanh), các phóng viên, biên tập viên đã phải hết sức vất vả. Việc phóng viên khi thực hiện chương trình phải làm từ A đến Z như hiện nay là một điều rất bất hợp lý. Như vậy, mỗi phóng viên sẽ không có được sự hỗ trợ từ phía đồng nghiệp. Thêm nữa, các phóng viên sẽ khó có điều kiện đi công tác dài ngày, hoặc thâm nhập cơ sở một cách kỹ lưỡng (bởi sức ép của việc định kỳ làm chương trình quá ngắn).

Phóng viên (cũng đồng thời là người đứng chương trình) vừa phải đi thu thập tài liệu, phỏng vấn, viết bài... lại vừa phải tự mình dựng chương trình, đạo diễn và thể hiện trên sóng. (Điều này cũng có mặt tích cực là tạo cho phóng viên sự năng động, nhưng do tần suất công việc quá cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các chương trình phát thanh). Nên chăng tạo tính chuyên nghiệp cho phóng viên, biên tập viên bằng cách: xây dựng một đội ngũ chuyên thu thập tài liệu, viết bài... (tức là chỉ làm công việc đơn thuần của một nhà báo), một đội ngũ chuyên dàn dựng chương trình, một đội ngũ chuyên phụ trách các vấn đề về kỹ thuật, âm thanh... Có như vậy, các khâu của một Quy trình sản xuất chương trình phát thanh mới được đảm bảo và đem lại hiệu quả thông tin cao.

Có thể nói, việc cải cách hành chính, việc hợp lý hoá tổ chức hoạt động... phải bắt đầu từ những khâu, những việc đơn giản nhưng hết sức cần thiết ấy.

3.2.6. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật... thuật...

Hiện nay trang bị máy móc và các thiết bị kỹ thuật cho phóng viên làm việc nhìn chung là ổn, nhưng chưa đủ và chưa thực sự đảm bảo chất

lượng, còn lạc hậu so với xu thế đổi mới của phát thanh hiện đại. Với số giờ phát sóng tăng, đòi hỏi tiếng động nhiều... nhưng Đài lại chưa cung cấp đủ cho mỗi phóng viên một máy ghi âm. Tình trạng nhiều người sử dụng chung một máy ghi âm khiến cho hiệu quả công việc không cao, phóng viên thiếu tính độc lập tự chủ. Hơn nữa, không có người chịu trách nhiệm chính về máy móc nên xảy ra tình trạng "cha chung không ai khóc", rất dễ bị hư hỏng...

Có một thực tế là, máy ghi âm do Đài cấp tuy là loại máy ghi âm chuyên dụng (do nước ngoài sản xuất) song đã được sản xuất từ khá lâu, nên không còn phù hợp với xã hội thông tin hiện nay. Thêm nữa, loại máy này các thiết bị đường chuyền không đồng bộ nên thường xảy ra trục trặc trong quá trình sử dụng (nhất là khi phóng viên đi công tác xa, công tác dài ngày- thiếu sự bảo dưỡng của công nhân kỹ thuật...). Đấy là chưa nói đến việc mỗi khi máy hỏng hóc cần phải thay thế một phụ tùng nào đấy thì thường là không có hoặc nếu có thì cũng rất hiếm (do nhà sản xuất đã ngừng sản xuất và cung cấp sản phẩm này từ lâu). Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc của phóng viên... Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp, đề nghị Lãnh đạo Đài trang bị cho mỗi phóng viên một máy ghi âm chuyên dụng...

Tính cho đến thời điểm hiện nay, chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (cũng như đa số các chương trình phát thanh khác thuộc Ban Văn hoá- xã hội) mới chỉ được trang bị 1 máy vi tính. Tình trạng chờ nhau để sử dụng máy diễn ra khá phổ biến khiến cho hiệu suất lao động không cao. Đề nghị Lãnh đạo Đài trang bị cho mỗi phóng viên một máy vi tính, hoặc nếu có điều kiện, nên trang bị cho chương trình ít nhất một số máy tính xách tay và các thiết bị lưu giữ thông tin, giúp phóng viên có thể chuyển tin, bài về dễ dàng trong quá trình đi công tác cơ sở, đảm bảo tính nóng hổi của thông tin... Trong điều kiện hiện nay, việc kéo dài thiếu thốn, không đồng bộ

những thiết bị, công cụ cần thiết cho hoạt động thu thập và xử lý thông tin của phóng viên là điều không nên và không được- nhất lại ở Đài phát thanh Quốc gia.

Riêng về Hệ thống biên tập âm thanh, hiện nay, toàn Ban Văn hoá- xã hội có tất cả 18 chương trình phát thanh, nhưng mới chỉ có 3 máy trích băng (biên tập âm thanh), nên máy bị quá tải và hiện tượng xếp hàng chờ trích băng diễn ra rất phổ biến. Có thể nói, hệ thống thiết bị của Đài Tiếng nói Việt Nam được thiết kế khá đồng bộ và hiện đại. Tuy nhiên, việc bố trí và sắp xếp các Ban biên tập, các Studio (phòng thu)... lại chưa thực sự hợp lý, gây cản trở cho phóng viên trong quá trình sản xuất các chương trình phát thanh. Ví dụ, chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo ở tầng 2, nhưng hàng ngày phải lên tận tầng 7 để đổ băng (chuyển âm thanh đã thu được từ máy ghi âm ra máy tính để biên tập âm thanh), rồi lại lộn trở lại tầng 2 để làm công tác biên tập. Xong lại phải lên tầng 4, hoặc sang toà nhà bên cạnh (Trung tâm Âm thanh) để thu (dựng) chương trình, như vậy sẽ rất lãng phí thời gian và thậm chí cả kinh phí (đi lại thang máy...). Trong khi đó thì một chương trình phát thanh của Ban biên tập khác ở tầng 5, tầng 6 chẳng hạn, thì lại phải xuống tầng 2 để sử dụng Studio ở tầng này. Một sự bất hợp lý không thể chấp nhận được. Đề nghị Lãnh đạo Đài cần nghiên cứu kỹ lưỡng những bất hợp lý này để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Sẽ là thuận lợi hơn nếu mỗi Ban biên tập đều được trang bị từ 7 đến 10 máy trích băng (trạm biên tập âm thanh), phóng viên cũng không phải lên tận tầng 7 để chuyển băng mà có thể ngồi ngay tại bàn làm việc của mình để thực hiện thao tác này. (Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được; và ngay bản thân các phóng viên cũng đã được đào tạo theo mô hình này nhưng không hiểu sao vẫn chưa được đưa vào vận hành). Thêm nữa, chương trình phát thanh ở tầng nào thì nên cho phép được sử dụng Studio ở tầng đấy (vì tất cả các Studio đều được trang bị như nhau, tính chất các chương trình phát thanh

cũng tương tự như nhau...). Nếu được như vậy, phóng viên không những rút ngắn được thời gian đi lại mà còn thuận tiện hơn trong việc bố trí giọng đọc phù hợp, hoặc cũng có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của phòng thu để dựng chương trình, chỉnh sửa chương trình cho hay hơn. Kỹ thuật viên cũng có điều kiện để hiểu chương trình hơn, từ đó phối hợp với biên tập làm việc một cách có hiệu quả (vì đã quen với cách thức làm việc của chương trình)...

Một yếu tố nữa cũng vô cùng quan trọng, đòi hỏi những nhà quản lý cần phải quan tâm hơn nữa- đó chính là việc cải thiện chế độ nhuận bút cho phóng viên, biên tập viên... Những năm trước đây, thu nhập của phóng viên nhà Đài không cao (nếu không muốn nói là thấp so với mặt bằng báo chí chung ở Việt Nam). Khoảng 5 năm trở lại đây, mức thu nhập cũng đã được cải thiện đáng kể (tuy nhiên vẫn còn là hết sức khiêm tốn so với thu nhập của các bạn đồng nghiệp ở những cơ quan báo chí khác như: Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam... hay như các tờ báo đang ăn khách hiện nay như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền Phong, Lao động...). Hiện nay, việc phân chia kinh phí về từng Ban biên tập là một chủ trương đúng nhưng cách làm thì lại chưa thực sự chặt chẽ, khoa học và còn mang nặng tính bao cấp, bình quân chủ nghĩa. Điều này không khuyến khích được phóng viên- nhất là trong một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo như nghề báo. Người làm tốt, làm hay, tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc không được động viên kịp thời (bằng tài chính)...

Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, đề nghị Lãnh đạo Đài cần có kế hoạch cân đối thu, chi cho hợp lý. Nên đánh giá chất lượng sản phẩm bằng thu nhập, như vậy sẽ khuyến khích khả năng sáng tạo của phóng viên hơn. Ví dụ, không nên cào bằng tất cả các bài phóng sự như nhau (như hiện nay là phóng sự từ 180.000đồng đến 200.000đồng), mà những bài phóng sự nào hay có thể tính nhuận bút cao hơn (500.000đồng hoặc 600.000đồng/bài chẳng hạn). Còn những bài nào dở, có thể cho thấp hơn, thậm chí không cho

phát sóng. Bên cạnh đó, hàng tuần hoặc hàng tháng cũng nên chọn những tác phẩm báo chí hay để khen thưởng (giá trị lên đến hàng triệu đồng/tác phẩm thì càng tốt)...

Với những tác động, thay đổi cụ thể về một số khâu như vậy, các phóng viên sẽ có hứng thú với công việc hơn, có nhiều thời gian hơn và chịu khó đầu tư cho mỗi tác phẩm báo chí của mình hơn, góp phần đem lại những đổi mới tích cực chất lượng chương trình trên làn sóng phát thanh...

KẾT LUẬN

Thông qua Luận văn Thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng chương trình

phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”, tác giả đã phân tích một cách hệ thống các quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo và khái quát về thực trạng giáo dục đào tạo Việt Nam- đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua đó, soi lại toàn bộ quá trình chỉ đạo tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối với lĩnh vực này trên sóng phát thanh- mà cụ thể ở đây là trên chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (với cả những mặt ưu điểm cũng như hạn chế).

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của sự nghiệp giáo dục đào tạo, nội dung tuyên truyền của từng thời kỳ có những điểm nhấn khác nhau, song mối quan tâm và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam là luôn luôn nhất quán. Đặc biệt, kể từ khi đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, ngành giáo dục đào tạo có nhiều bước chuyển... thì sự chỉ đạo và thực hiện nội dung tuyên truyền về lĩnh vực này của Đài Tiếng nói Việt Nam là rất linh hoạt và vững vàng. Tuy còn nhiều điểm cần phải cải tiến, khắc phục, nhưng có thể nói, công tác tuyên truyền đối với lĩnh vực này trên sóng phát thanh thời gian qua đã đạt được nhiều hiệu quả, góp phần hữu ích với ngành giáo dục đào tạo nói riêng cũng như với toàn xã hội nói chung...

Trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn, tác giả đã có khá nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc (bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan). Về thuận lợi, cụ thể là, hiện nay tác giả đang công tác tại Ban biên tập Văn hoá xã hội- Đài Tiếng nói Việt Nam (mà Giáo dục và đào tạo được xác định là một trong những nội dung

tuyên truyền trọng điểm của Ban), do đó có nhiều điều kiện để đi sâu tìm hiểu về mảng đề tài này cũng như về chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo. Việc thường xuyên đi công tác cơ sở cũng tạo cơ hội tốt cho tác giả trong việc phỏng vấn An-két cũng như thu thập được nhiều ý kiến dư luận về hiệu quả tác động của chương trình đối với thính giả trong suốt thời gian qua...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tác giả cũng gặp phải không ít những khó khăn. Đó là đề tài được thực hiện trong một khoảng thời gian không dài, trong khi quá trình khảo sát lại dài (2 năm 2005- 2006). Thêm vào đó, công tác lưu trữ tư liệu của Đài- nhất là tư liệu của các chương trình phát thanh còn chưa tốt, lộn xộn, thiếu tính khoa học... do đó mà việc tìm kiếm thông tin cũng như quá trình thực hiện khảo sát còn gặp nhiều khó khăn. Việc đánh giá những tác dụng, hiệu quả của công tác truyền thông đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo (mà cụ thể ở đây là chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo- Đài Tiếng nói Việt Nam) cũng như việc phân tích những bài học về nghiệp vụ và giá trị thực tiễn còn chưa phong phú, thiếu dẫn chứng cụ thể, thiếu những tư liệu và số liệu thống kê cần thiết...

Mặc dù vậy, với quyết tâm của mình, tác giả cũng đã cố gắng hết sức, khắc phục mọi khó khăn để có thể hoàn thành Luận văn theo đúng yêu cầu, tiến độ đề ra.

Và cũng từ Luận văn này, tác giả đã tự rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp- đó là:

- Sự chỉ đạo thực hiện nội dung phải nhạy bén, linh hoạt... nhưng phải luôn luôn nhất quán về mặt quan điểm. Đặc biệt phải luôn chú ý tới vị trí của Đài quốc gia để lựa chọn vấn đề, lựa chọn thời điểm và cách thức thông tin, tuyên truyền sao cho thật cập nhật, sinh động, phù hợp và có tính định hướng rõ ràng...

- Việc Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập một chương trình phát thanh riêng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (tiến tới có thể cải tiến thành một kênh phát thanh riêng, với tần suất tuyên truyền nhiều hơn hẳn) và xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên theo dõi mảng này là một điều hợp lý và hết sức cần thiết. Đó chính là cơ sở để các phóng viên, biên tập viên có thể tự trang bị cho mình những kiến thức chung về lĩnh vực này, nắm vững các quan điểm của Đảng, Nhà nước, hiểu rõ thực tiễn giáo dục để từ đó tăng thêm độ nhạy bén trong việc nắm bắt vấn đề tuyên truyền, đưa ra được những ý kiến đánh giá sắc sảo... góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển đúng hướng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực- động lực quan trọng cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... Việc lựa chọn các thể tài báo chí một cách linh hoạt, cũng như tổ chức tốt các cuộc giao lưu, kéo các lực lượng xã hội cùng tham gia vào chương trình, biến chương trình trở thành một diễn đàn, một cuộc tương tác lớn của nhân dân... là điều mà những người làm chương trình luôn phải quan tâm. Có như vậy thì chương trình mới thực sự mang lại hiệu quả và đạt được tính hấp dẫn cao, những nội dung tuyên truyền trên chương trình chắc chắn cũng sẽ được người nghe đánh giá là khách quan và giàu sức thuyết phục hơn...

- Việc phối hợp chặt chẽ giữa những người làm chương trình với Bộ, ngành chủ quản, với các địa phương, các cơ quan báo chí bạn và các nhà chuyên môn am hiểu lĩnh vực này... là điều hết sức cần thiết. Đó chính là lực lượng tư vấn vô cùng hiệu quả giúp những người làm báo nói chung và những người làm báo phát thanh nói riêng nâng cao chất lượng tuyên truyền của mình...

Thiết nghĩ, những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong Luận văn này chỉ là bước khởi đầu, mang tính gợi mở cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo- sâu rộng hơn, kỹ lưỡng hơn. Dẫu sao, theo tôi, những kết quả bước đầu này cũng mang lại nhiều lợi ích, góp phần thiết thực nâng cao

nhận thức, trình độ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên (những người chuyên theo dõi mảng đề tài này), để từ đó có sự thay đổi cho phù hợp trong quá trình truyền thông, nhằm đưa chất lượng chương trình ngày một cải tiến trong những năm tiếp theo.../.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 85 - 94)