Phỏng vấn An-két của tác giả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 50 - 51)

Tác giả Luận văn đã lập Bảng Khảo sát đối với khoảng trên 200 người, thuộc địa bàn tỉnh Thái Bình (với các lứa tuổi khác nhau- từ 15 đến 65 tuổi), kết quả như sau:

100% đều đã từng theo dõi các thông tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó 68% nghe đài ở mức độ thường xuyên, 32% ở mức độ thỉnh thoảng. Riêng đối với các thông tin về lĩnh vực giáo dục- đào tạo đã thu hút sự quan tâm theo dõi của khoảng 76% thính giả (đứng thứ 3 sau nhóm nội dung về chính trị và kinh tế).

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục- đào tạo là những nội dung được thính giả quan tâm nhiều nhất (chiếm tới 92%), kế đến là những thông tin phản ánh mặt trái, mặt tiêu cực liên quan đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo (87%) và những nội dung tuyên truyền về các nhân tố giáo dục điển hình trong xã hội (66%)…

Đa số bạn nghe đài khi được hỏi đều cho rằng, những thông tin trên chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo là những thông tin vô cùng cần thiết, phục vụ cho lợi ích của bản thân mỗi người. Cùng với đó, nó còn góp phần giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước hoạch định các chính sách về giáo dục- đào tạo được hiệu quả hơn, sát thực hơn với đời sống giáo dục xã hội nói chung của mọi người dân. Cũng theo những thính giả này, tần suất phát sóng như của chương trình hiện nay (15phút/ngày) là vừa phải, đảm bảo được độ “nóng” của thông tin…

Về mặt thể loại, phóng sự (phóng sự điều tra) được thính giả thích nghe nhất (93%), tiếp đến là toạ đàm (81%), bình luận, ghi chép (68%)…

Đánh giá chung về chất lượng thông tin của chương trình, 39% thính giả cho là tốt, 61% cho là bình thường; và không có thính giả nào xếp loại kém cho chương trình…

Cũng từ Bảng Khảo sát ý kiến thính giả, tác giả đã thu thập được một vài những đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình:

- Tăng cường một số thể loại: toạ đàm (nhất là toạ đàm trực tiếp), bình luận… (Vì những thể loại này đa số các thính giả đều rất thích, mang tính thuyết phục cao, song lại xuất hiện chưa nhiều trên chương trình).

- Những bài viết chống tiêu cực cần nhiều hơn nữa, sắc sảo và quyết liệt hơn nữa (như hiện nay có cảm giác những người làm chương trình vẫn còn “ngại” đụng chạm tới một số vấn đề nhạy cảm…).

- Tổ chức các cuộc thi, tạo tính giao lưu trên sóng… (Có thể là các cuộc thi tìm hiểu về những nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo, thi kể chuyện trên sóng phát thanh, thi viết về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu…).

- Tổ chức các diễn đàn (nhiều kỳ), nhằm tạo điều kiện cho thính giả có cơ hội được thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của mình về một vấn đề

“nóng”, vấn đề bức xúc nào đó trong xã hội (liên quan đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo). Từ đó đưa ra những định hướng cho người dân (theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước)…

Có thể nói, qua Bảng Khảo sát ý kiến thính giả này, người viết đã rút ra được rất nhiều điều. Và đây cũng chính là cơ sở để người viết có thể đưa ra những ý kiến, đề xuất… nhằm từng bước cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình phát thanh trong thời gian tiếp theo…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)