Cải tiến về nội dung của chương trình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 69 - 71)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH

3.2.1. Cải tiến về nội dung của chương trình

Một trong những cải tiến đầu tiên về mặt nội dung của chương trình là phải bám sát những nét lớn trong tư tưởng chỉ đạo về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, từ đó đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có kiến thức và kỹ năng lao động và hoà nhập, có ý chí kiên cường nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố an ninh quốc phòng; củng cố và phát triển hệ thống các trường công lập nòng cốt, đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo...

Bên cạnh đó, cũng cần phải đặc biệt chú ý đến những mặt yếu kém, khiếm khuyết của lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện tại để đi sâu phân tích, kiến giải, bộc lộ quan điểm và mạnh dạn đề xuất những giải pháp chính. (Báo chí tuy không phải là lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục nhưng lại có tác dụng khơi gợi vấn đề và tạo diễn đàn cho tất cả mọi người- đặc biệt là những người làm công tác giáo dục và đào tạo- cùng nêu quan điểm, giải pháp...).

Về chỉ đạo tuyên truyền nội dung cần tập trung vào một số vấn đề mà ngành giáo dục đào tạo hiện nay còn tỏ ra lúng túng, yếu kém (như:

quy mô đào tạo không cân đối với yêu cầu về chất lượng giáo dục đào tạo; Sự mất cân đối giữa giáo dục đại học và dạy nghề; Năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu; Công tác thanh tra trong lĩnh vực đào tạo còn nhiều bất cập, yếu kém...).

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung các vấn đề về giáo dục đào tạo thường đề cập như đã nêu ở phần trên, cũng cần chú ý đến việc chống những biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực này (sa sút đạo đức nghề nghiệp, nạn dạy thêm học thêm tràn lan, tình trạng lộn xộn sách tham khảo, căn bệnh thành tích trong giáo dục, việc lợi dụng các công trình khoa học thông qua cai đầu dài để chia chác...).

Có thể nói, kể từ năm 1996, khi lĩnh vực Giáo dục và đào tạo được tách ra khỏi chương trình phát thanh Văn hoá và đời sống, được phản ánh trong một chương trình chuyên biệt (thuộc Ban biên tập Văn hoá xã hội), đến nay, về cơ bản- chương trình đã đi đúng mục đích. Với nội dung chính là những vấn đề cốt lõi của lĩnh vực này, chương trình đã chiếm giữ vị trí là một kênh thông tin, mang một sắc thái riêng; và ít nhiều cũng đã có những tác động cụ thể vào đời sống giáo dục xã hội nói chung. Tuy nhiên, phải cải tiến làm sao để chương trình thực sự là một diễn đàn có định hướng để mọi người cùng phản ánh, trao đổi, bàn bạc các góc cạnh của lĩnh vực giáo dục và đào tạo...

Thực tế hiện nay, tuy đã có nhiều cố gắng, song chương trình vẫn không tránh khỏi tình trạng “ăn đong”- nghĩa là chưa thực sự chủ động trong tuyên truyền. Nội dung đôi khi phụ thuộc nhiều vào cái mà mình có (nghĩa là vẫn còn tình trạng nói những điều mình có chứ không phải nói những điều thính giả muốn nghe). Đây chính là điều khiến cho các vấn đề giáo dục đào tạo được nêu trong chương trình còn “rải mành mành”, ít tạo được những vệt đậm trên sóng, vì vậy mà sức lan toả yếu, hiệu quả xã hội mang lại chưa cao... Để khắc phục tình trạng này, Ban biên tập và chương

trình cần phải chủ động lựa chọn thời điểm hoặc mảng vấn đề để thể hiện thành vệt đậm, nhằm gây dư luận xã hội cần thiết- tránh tình trạng phóng viên gặp gì viết nấy như hiện nay. Có như vậy mới có thể thể tác động trực tiếp đến các nhà quản lý trong lĩnh vực này, từ đó mà có những sự điều chỉnh hợp lý...

Và theo tác giả, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có thể nghiên cứu chuẩn bị để tiến tới thành lập một kênh phát sóng chuyên về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ (tách hẳn ra khỏi Hệ VOV2). Coi Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ như một Ban biên tập chuyên biệt, trong đó có các Phòng Phát thanh ứng với từng ngành học, bậc học cụ thể như: phòng Mầm non, phòng Tiểu học, phòng Trung học cơ sở, phòng Trung học phổ thông, phòng Đại học- cao đẳng, phòng Sau đại học, phòng Trung học chuyên nghiệp, phòng Dạy nghề... Có như vậy mới có thể chuyển tải được hết những nội dung liên quan đến lĩnh vực này và mới thu hút được sự tham gia của công chúng, của toàn xã hội- nhằm góp phần xây dựng một xã hội học tập trong nhân dân, góp phần tạo nguồn và đào tạo nguồn lực lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)