Thư thính giả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 47)

Trong số trên 400 bức thư mà chương trình đã nhận được trong vòng gần 2 năm qua, thì có tới 200 thư gợi ý đề tài cho những người làm chương

trình (trong đó có khoảng trên 50 đề tài đã được chương trình đưa vào sử dụng, phát sóng).

Cụ thể như:

- Thính giả Nguyễn Văn Mạc- cán bộ hưu trí xã Viên Nội- huyện Ứng Hoà- tỉnh Hà Tây: “Bàn về cách dùng từ hiện nay”

- Thính giả Nguyễn Văn Nhũ- ấp Bình Hoà B- xã Tam Bình- huyện Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang: “Đôi điều suy nghĩ về các hình ảnh minh hoạ trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9”

- Thầy Nguyễn Văn Khánh- Giáo viên Trường THCS Phượng Cách- huyện Quốc Oai- tỉnh Hà Tây: “Thay Sách giáo khoa năm học 2005- 2006: Thừa lý thuyết thiếu thực tế”

- Thầy Đoàn Hải Hưng- Giáo viên Trường THPT Hùng Vương- Phú Thọ: “Bàn về cách dạy và học văn trong các nhà trường hiện nay”

- Thính giả Đỗ Thị Thanh Nhàn- thôn Văn- thị trấn Hưng Nhân- huyện Hưng Hà- tỉnh Thái Bình: “Gần 100% học sinh tốt nghiệp THCS, THPT- liệu có phải là con số thực tế?”

- Thầy Nguyễn Duy Quý: “Cấp dưới không dám góp ý với cấp trên- Toàn là thành tích ảo, hình thức mà thôi”

- Thính giả Nguyễn Cảnh- cụm 6- thị trấn Phúc Thọ- huyện Phúc Thọ- tỉnh Hà Tây: “Gian lận thi cử và căn bệnh thành tích trong giáo dục ở Hà Tây”

- Nhà giáo Nguyễn Hữu Mại- Đình Bảng- Từ Sơn- Bắc Ninh: “Có nên cộng điểm đối với học sinh giỏi?”

- Thính giả Nguyễn Tuấn Dũng- xã Xuân Trì- huyện Gia Viễn- tỉnh Ninh Bình: “Vấn đề độc quyền trong xuất bản Sách giáo khoa hiện nay”

Có thể nói đã có rất nhiều những đề tài hay, bám sát thực tế giáo dục, thậm chí cả những vấn đề “nóng” trong đời sống xã hội- giáo dục nói chung… đều được các thính giả thân thiết của chương trình đề cập đến và trở thành những nội dung “đinh” của chương trình, thành những đề tài bàn luận, trao đổi sôi nổi trên sóng. Điều quan trọng hơn đối với thính giả là họ luôn có cảm giác như mình đang được tham gia trực tiếp vào chương trình; và giữa thính giả với những người làm chương trình dường như có một mối liên hệ, một sợi dây liên kết nào đó rất gắn bó, khăng khít. Thính giả không chỉ nghe mà còn được nói, được tham gia trao đổi, bàn luận (thông tin hai chiều)…

Bên cạnh đó, hàng tuần, chương trình cũng nhận được rất nhiều thư của thính giả cả nước gửi về với những nội dung như là: góp ý cho chương trình; yêu cầu trả lời những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo; hỏi thăm, động viên cán bộ phóng viên, biên tập viên chương trình; bày tỏ thái độ, chính kiến của mình (đồng tình hoặc không đồng tình) trước một bài viết hoặc một thông tin, một ý kiến mà chương trình đã nêu... Nhiều thính giả còn đến tận trụ sở Ban biên tập để yêu cầu giúp đỡ hoặc muốn làm sáng tỏ một vấn đề. Điều này chứng tỏ rằng: bạn nghe đài luôn đặt niềm tin vào chương trình. Và nó cũng phần nào chứng minh cho hiệu quả thông tin mà những người làm chương trình đã cố gắng thực hiện trong những năm qua...

Rõ ràng, nếu biết tận dụng nguồn thông tin cộng tác viên quý báu này, chương trình chắc chắn sẽ có nội dung phong phú hơn rất nhiều và sẽ ngày càng thu hút được sự tham gia đông đảo của bạn nghe đài cả nước…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)