Đặc điểm cấu trúc phần kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn xã luận trên báo Nhân dân năm 1975 (Trang 65)

Kết luận bao giờ cũng là phần tổng kết lại vấn đề, đưa ra những bình luận tổng quát cuối cùng và có thể đề ra phương hướng nhận thức và hành động. Ý đồ, mục đích, quan điểm của tác giả trước vấn đề được trình bày ở phía trên đến đây đã được bộc lộ rõ nét.

Với 112/120 (93.4%) bài xã luận được khảo sát có phần kết luận thì phần kết luận được trình bày theo những phương thức sau:

a) Phương thức 1: Kết luận nêu phương hướng nhận thức và hành động Xuất phát từ những phân tích sâu sắc, toàn diện, hợp tình hợp lí về vấn đề ở những phần trên, đến kết luận, tác giả đưa ra phương hướng nhận thức và kêu gọi hành động phù hợp để đạt được các mục tiêu chung của công cuộc xây dựng đất nước và giải phóng hoàn toàn dân tộc. Cách kết luận này xuất hiện 29 lần, tương ứng với 25,9 %.

Ví dụ: “Công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên không phải là công việc riêng của ngành giáo dục. Những ngành có liên quan như Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Lao động, Bộ Tài chính, các ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh, v.v…đều có trách nhiệm tích cực giúp đỡ ngành giáo dục thúc đẩy công tác này tiến nhanh, đều và vững mạnh.

Tình hình mới đề ra những yêu cầu to lớn và cấp bách. Ngành giáo dục khẩn trương và tích cực trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của mình bao nhiêu thì có thể đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng tốt bấy nhiêu. Mỗi một cán bộ quản lý, mỗi một giáo viên hãy nhận thức sâu sắc nhiệm vụ vẻ vang của mình mà phấn đấu, không ngừng vươn lên, xứng đáng là người thầy giáo của nước Việt Nam anh hùng, của chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp”

(Đảm bảo công tác bồi dưỡng giáo viên trong dịp hè, số 7741, 15/7/1975) “Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, lập lại hòa bình trong độc lập,tự do, hòa giải và hòa hợp dân tộc, chấm dứt mọi nỗi khổ đau của đồng bào ta đã đến! Các lực lượng vũ trang giải phóng anh hùng, đồng bào Sài Gòn – Gia Định và các nơi khác hãy anh dũng tiến lên, hoàn thành sự nghiệp thiêng liêng của mình, vĩnh viễn chấm dứt cuộc đời nô lệ.

Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Nhân dân ta nhất định thắng!

Đế quốc Mỹ và Ngụy tay sai nhất định hoàn toàn thất bại!”

(Đồng bào và chiến sỹ miền Nam nhất định xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chiến tranh và bộ máy ngụy quyền Sài Gòn, hoàn thành triệt để sự nghiệp giải phóng thiêng liêng của mình, số 7763, 27/4/1975)

b) Phương thức 2: Kết luận gồm bình luận và nêu phương hướng nhận thức, kêu gọi hành động

Ở cách kết luận này, tác giả nêu lên ý kiến bình luận tổng quát về vấn đề, thường là bình luận về ý nghĩa của sự kiện với tình hình chung của cách mạng, của phát triển kinh tế, xã hội đất nước rồi từ đó đưa ra phương hướng

nhận thức chung và kêu gọi hành động cụ thể với các đối tượng mà bài xã luận hướng tới. Cách kết thúc này chiếm 29,5 %, cao nhất trong các phương thức kết thúc diễn ngôn.

Ví dụ:

Trong mấy chục ngày, các lực lượng vũ trang giải phóng và đồng bào ta ở miền Nam đã xoay chuyển hẳn tình thế, tạo ra một cục diện hoàn toàn mới. Sức mạnh của mình chẳng những còn nguyên vẹn mà đã tăng lên nhanh chóng. Sức mạnh ấy, khí thế ấy sẽ đè bẹp, nghiến nát những trở ngại trên đường đi tới. Từ khi chỉ có những ngọn tầm vông vót nhọn, đồng bào ta đã anh dũng và kiên trì chiến đấu chống quân xâm lược của bọn thực dân Pháp, giành nhiều thắng lợi to lớn, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến ở Điện Biên Phủ. Cũng từ những vũ khí thô sơ tự tạo, đồng bào miền Nam đã đồng khởi và kiên trì cuộc chiến đấu lâu dài, đánh thắng hơn nửa triệu quân viễn chinh của đế quốc Mỹ. Ngày nay, với trăm vạn hùng binh đang thừa thắng xông lên, đồng bào và chiến sỹ ta nhất định tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới.

Cả miền Bắc rất vui mừng trước những thắng lợi cực kì to lớn của miền Nam. Thi đua với đồng bào và chiến sỹ ở tiền tuyến đang hừng ngày lập chiến công mới, mỗi người chúng ta ở miền Bắc hãy làm hết sức mình với tinh thần mỗi người làm việc bằng hai vì sự nghiệp giải phóng hoàn toàn của đất nước ta và vì chủ nghĩa xã hội.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đang trải qua những giờ phút lớn lao. Cách mạng đang tiến lên với nhịp điệu mỗi ngày bằng mấy chục năm. Cả nước ta hãy cùng nhau xốc tới.

Tiến lên toàn thắng ắt về ta!”

(Một tháng bằng mấy chục năm, số 7643, 7/4/1975 ) c) Phương thức 3: Kết luận bổ sung thông tin và nêu phương hướng nhận thức, kêu gọi hành động

Cách kết thúc này xuất hiện với tỷ lệ trung bình, 14,3 %. Lí giải cho điều này có thể chỉ ra là, hầu hết với các vấn đề được đưa ra phân tích, bình luận thì thông tin quan trọng gần như đã được gói gọn nêu ở phần giải quyết vấn đề. Những thông tin bổ sung ở phần kết luận không có giá trị quan trọng bằng. Ý nghĩa của nó là làm sáng rõ thêm vấn đề ở một khía cạnh nào đó hoặc làm luận cứ thuyết phục, làm cơ sở để dẫn đến lời kêu gọi. Những thông tin bổ sung này thường là phần trích dẫn lời của một nhân vật quan trọng, có uy tín trong hàng ngũ của Đảng; thông tin về lịch sử của các ban ngành là đối tượng hướng tới của lời kêu gọi…

Ví dụ:

“`Đúng 20 năm trước đây, ngày 27-2-1955, Hồ Chủ tịch kính yêu đã gửi cho Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc một bức thư biểu dương những cố gắng của ngành y tế và ân cần chỉ rõ phương hướng , phương châm cho toàn ngành tiến lên.Đến nay, ngày 27-2 đã chính thức trở thành Ngày truyền thống của ngành y tế. Những ngày vừa qua, nhiều cơ sở và đơn vị tổ chức học tập và thi đua làm đúng theo lời dạy của vị lãnh tụ vĩ đại sống mãi trong lòng chúng ta để vươn lên với một khí thế ngày càng vững mạnh. Nhìn rõ tình hình và nhiệm vụ cách mạng, nhằm đúng phương hướng phấn đấu trước mắt và phát huy truyền thống vẻ vang của mình, ngành y tế của chúng ta nhất định có nhiều cống hiến xứng đáng với năm 1975 và thời kì mới đầy triển vọng rực rỡ

(Phát triển sự nghiệp y tế ở nông thôn, số 7604, 27/2/1975). “Trong di chúc thiêng liêng của Người, Hồ Chủ tịch dặn dò chúng ta: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân ”. Chúng ta hãy xây dựng thật tốt kế hoạch 5 năm thứ hai 1976-1980, và trước mắt là xây dựng và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1976, mở đầu thời kì mới của công tác kế hoạch hóa kinh tế quốc dân của nước ta” (Đưa công tác kế hoạch hóa kinh tế quốc dân tiến lên bước mới, số 7825, 8/10/1975)

d) Phương thức 4: Kết luận bình luận tổng quát

Cùng với cách bình luận và nêu phương hướng nhận thức, kêu gọi hành động cách kết luận này xuất hiện nhiều nhất, 32 lần chiếm 29,5 %. Kết luận này thường được sử dụng ở các bài xã luận bình luận về tình hình chính trị chung hoặc đề cập đến các vấn đề văn hóa, xã hội.

Ví dụ:

Người anh hùng đã duổi Mỹ ra khỏi Nông Pênh và sắp giải phóng hoàn toàn Cam-pu-chia là Quân giải phóng và nhân dân Cam – pu – chia, là mặt trận thống nhất dân tộc và chính phủ vương quốc đoàn kết dân tộc Cam- pu-chia, những người đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không ngại hi sinh gian khổ, quyết chiến, quyết thắng quân thù, nhất định dành lại độc lập hoàn toàn cho tổ quốc, tự do cho nhân dân. Thắng lợi vĩ đại của nhân dân Cam-pu-chia khẳng định một chân lý thời đại về khả năng một dân tộc đất không rộng người không đông kiên quyết chiến đấu đã đánh thắng một tên đế quốc đầu sỏ. Chiến công oanh liệt này là một trang rực rỡ trong lịch sử Cam- pu-chia và lịch sử giải phóng của các dân tộc.”(Thất bại chưa từng có trong chính sách xâm lược và can thiệp của Mỹ, số 7650, 14/4/1975).

e) Phương thức 5: Kết luận bằng những khẩu hiệu tung hô

Đây là phương thức xuất hiện không nhiều, chỉ trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ trong diễn ngôn xã luận viết về chiến thắng mùa xuân 1975. Đây là phương thức đặc biệt thể hiện cảm xúc của người viết đồng thời muốn chia sẻ với đông đảo người đọc trước những sự kiện thắng lợi của dân tộc. Các câu tung hô có thể được tập hợp thành một chuỗi câu khẩu hiệu kết thúc diễn ngôn xã luận như trường hợp sau:

Ví dụ: “Hoan hô thành phố Hồ Chí Minh quang vinh! Hoan hô miền Nam anh hùng!

Các lực lượng vũ trang vô địch của nhân dân ta muôn năm! Đảng lao động Việt Nam vĩ đại muôn năm!”

(Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta, số 7667,1/5/1975) Hoặc cũng có thể đi kèm với các phương thức kết luận khác nhằm tăng thêm sức biểu cảm, tác động tới người đọc như ở các trường hợp trên.

Có thể tổng kết các phương thức kết luận bằng bảng sau:

Cách kết luận Số lƣợng

Tỷ lệ %

Nêu phương hướng nhận thức và kêu gọi hành động 29 25,9 %

Bình luận và nêu phương hướng nhận thức, kêu gọi hành động 33 29,5 %

Bổ sung thông tin và nêu phương hướng nhận thức, kêu gọi hành động 16 14,3 % Bình luận tổng quát 32 29,5 % Tung hô 4 0,8 % Tổng số bài có kết luận 112 100% Bảng 2.5: Bảng số lượng và tỉ lệ các cách kết luận

Như vậy, tựu chung, cách kết luận có nêu lời bình luận tổng quát và phương hướng nhận thức, kêu gọi hành động được sử dụng nhiều nhất. Điều này cho thấy rõ một trong những mục tiêu quan trọng nhất của xã luận là định hướng nhận thức rồi từ đó đưa ra lời kêu gọi hành động cụ thể cho người tiếp nhận. Xã luận đã lôi cuốn được quần chúng nhân dân vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cùng sống với nhịp đập, hơi thở của thời đại và có những hành động thiết thực góp phần tạo nên thắng lợi của công cuộc giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn xã luận trên báo Nhân dân năm 1975 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)