0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân loại tiêu đề theo chủ đề

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN XÃ LUẬN TRÊN BÁO NHÂN DÂN NĂM 1975 (Trang 35 -35 )

Qua khảo sát 120 tiêu đề xã luận (1975), chúng tôi nhận thấy nội dung của chúng thường hướng vào các chủ đề sau:

- Chủ đề chính trị: Thất bại chưa từng có trong chính sách xâm lược và can thiệp của Mỹ (số 7650, 14/4/1975), Chế độ Lon Non đang giãy chết (số 7616, 11/3/1975), Quốc hội của thời kỳ xây dựng đất nước (Số 7698, 3/6/1975), Mỹ đang phá hoại hoạt động và định ước Pa-ri (Số 7606, 1/3/1975), Cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Cam-pu-chia nhất định hoàn toàn thắng lợi ( Số 7628, 23/3/1975), Thắng lợi vĩ đại của tình đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương (Số 7661, 25/4/1975), Cuộc đấu tranh anh hùng 30 năm (7669, 3/5/1975), Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh (Số 7673, 7/5/1975), Đoàn kết xây dựng đất nước phồn vinh (Số 7683, 18/5/1975 )…

- Chủ đề quân sự: Tỉnh Phú Yên và thị xã Tuy Hòa hoàn toàn giành quyền làm chủ (số 7639, 3/4/1975), Thắng lợi rất to lớn (số 7626, 21/3/1975),

Thừa Thiên – Huế đã hoàn toàn giải phóng! (Số 7632, 27/3/1975), Thắng lợi mới rất to lớn: Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang hoàn toàn giải phóng! (Số 7641, 5/4/1975), Chào mừng tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết hoàn toàn giải phóng (Số 7657, 21/4/1975)…

- Chủ đề kinh tế: Đưa công tác kế hoạch hóa kinh tế quốc dân tiến lên bước mới (số 7825, 8/10/1975), 1975 – Một năm lao động sản xuất có tiến bộ

(số 7896, 18/12/1975), Thực hiện những biện pháp thiết thực, cụ thể đưa sản xuất tiến lên (Số 7647, 11/4/1975), Đẩy mạnh xuất khẩu (Số 7596, 19/2/1975),

Mở rộng gieo trồng cây công nghiệp (Số 7599, 22/2/1975), Thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của nhân dân về hàng tiêu dùng (Số 7602, 25/2/1975) Hãy dấy lên phong trào lao động sôi nổi (Số 7688, 23/5/1975),…

- Chủ đề văn hóa – xã hội: Một công tác lớn sau chiến tranh (số 7905, 27/12/1975), Đẩy mạnh hoạt động thể dục – thể thao thành một phong trào quần chúng sâu rộng (số 7734, 8/7/1975), Phát triển sự nghiệp y tế ở nông thôn (Số 7604, 27/2/1975), Tiến hành tốt việc tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp (Số 7660, 24/4/1975), …

Như vậy, nội dung của xã luận đã đề cập tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống đất nước từ chính trị, quân sự, kinh tế đến văn hóa - xã hội (giáo dục, y tế, thể dục thể thao…). Nó cho thấy tờ báo cũng như Đảng, Nhà nước luôn thông tin kịp thời tất cả những vấn đề quan trọng cho nhân dân được biết như: tình hình ở các mặt trận Tây Nguyên, Nam Bộ… với các chiến thắng của quân và dân ta; sự suy yếu của Mỹ ở chiến trường 3 nước Đông Dương; sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa; tình hình phát triển kinh tế của đất nước; các chính sách cho vùng mới giải phóng, chính sách để phát triển y tế, giáo dục… Cùng với việc thông tin, tờ báo cũng đưa ra những ý kiến chỉ đạo sát sao nhằm định hướng dư luận, kêu gọi quân và dân thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để tiến tới đạt được mục tiêu chung: giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi vô vàn những khó khăn trong thời kì hậu chiến…

Đồng thời chúng tôi cũng thu được kết quả tỉ lệ phân bố của từng loại chủ đề thể như sau: Loại chủ đề Số tiêu đề Tỷ lệ % Chính trị 49 40,8 % Quân sự 23 19,2 % Kinh tế 34 28,3 %

Văn hóa - Xã hội 16 11,7%

Tổng số 120 100 %

Bảng 2.1: Bảng số lượng và tỉ lệ các loại chủ đề của tiêu đề

Quan tâm tới tất cả các lĩnh vực, nhưng xã luận chủ yếu đề cập đến vấn đề chính trị (40,8%), kinh tế (28,3%). Đây là điều dễ hiểu bởi vì 1975 là một năm rất đặc biệt, năm mà chúng ta phải thực hiện tới hai nhiệm vụ vô cùng to lớn: hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước và khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. Trong bối cảnh đó, thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình chính trị, kinh tế cho nhân dân được biết là một yêu cầu thiết yếu, góp phần định hướng dư luận, chỉ đạo, kêu gọi, động viên, khích lệ quân và dân ta tiến lên giành thêm nhiều thắng lợi mới trên hai mặt trận này.

Xã luận đề cập đến các vấn đề quân sự, văn hóa – xã hội tuy chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng sự xuất hiện cũng khá thường xuyên, đều đặn bởi quan điểm của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng: muốn giành thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế thì phải quan tâm, phát huy được sức mạnh tổng lực của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Cũng từ khảo sát, chúng tôi nhận ra: hầu hết các tiêu đề xã luận đều thể hiện trực tiếp chủ đề, tức là diễn đạt một cách tường minh chủ đề, nội dung mà văn bản muốn truyền tải. Đọc tiêu đề, người đọc có thể hình dung ra bài xã luận đó sẽ nói về vấn đề gì. Điều này phù hợp với chức năng chung của bài xã luận là thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo, cổ vũ, động viên, kêu gọi…

Chúng ta có thể nhận thấy sự bám sát nội dung vấn đề trình bày ở bài viết với tiêu đề của bài viết đó qua ví dụ sau:

- Tiêu đề: 1975 – Một năm lao động sản xuất có nhiều tiến bộ (số 7896, 18/12/1975)

- Nội dung bài viết:

+ Phần nêu vấn đề: Khẳng định 1975 là một năm lao động sản xuất có nhiều tiến bộ; Đưa thêm thông tin bổ sung.

+ Phần giải quyết vấn đề:

.> Đưa ra những con số cụ thể chứng minh cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực sản xuất: trong nông nghiệp, khối lượng vận tải hàng hóa, xây dựng, mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ …

 Phân tích về ý nghĩa của những thành tựu đó

 Chỉ rõ bên cạnh những thành tích đã đạt được, còn có những thiếu sót và nhược điểm

 Các ngành, các cơ sở đang rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch để tìm ra phương hướng hành động và những biện pháp cụ thể để tiến lên. + Kết luận: Bình luận chung về những thành tựu đã đạt được trong năm là những thành tựu rất to lớn, quan trọng; Biểu thị niềm lạc quan, tin tưởng vào sự tiến lên của đất nước.

Vậy nhìn vào tiêu đề người đọc có thể nhận diện ra ngay đó là một bài xã luận chứ không phải một phóng sự, một bài phỏng vấn hay một tiểu phẩm… bên cạnh những dấu hiệu hình thức khác như: bài được đặt ở trang nhất của tờ báo và được đặt trang trọng trong khung.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN XÃ LUẬN TRÊN BÁO NHÂN DÂN NĂM 1975 (Trang 35 -35 )

×