Đặc điểm cấu trúc phần nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn xã luận trên báo Nhân dân năm 1975 (Trang 50)

Phần nêu vấn đề của bất kì một kiểu loại văn bản nào cũng phải thực hiện được các yêu cầu: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề sẽ trình bày, thu hút được sự quan tâm, chú ý của người đọc và thật ngắn gọn, hàm súc về dung lượng.

Phần nêu vấn đề của xã luận cũng đã tuân thủ theo đúng các yêu cầu trên. Nhìn chung, chúng có dung lượng lớn hơn phần nêu vấn đề của các bài

thuộc thể loại báo chí khác (có thể được trình bày thành một, hai thậm chí ba đoạn). Với những xã luận được khảo sát, phần nêu vấn đề được trình bày theo các cách như bảng thống kê sau:

Cách nêu vấn đề Số

lƣợng

Tỷ lệ %

Chỉ dừng lại ở dẫn dắt, giới thiệu vấn đề 12 10 % Giới thiệu vấn đề  nêu luận chứng chứng minh  bình

luận tổng quát

68 56,7 %

Luận chứng  dẫn dắt đến vấn đề  thông tin bổ sung

 bình luận tổng quát

40 33,3 %

Tổng số 120 100%

Bảng 2.3: Bảng số lượng và tỉ lệ các cách nêu vấn đề

- Ví dụ: Cách mở bài chỉ dừng lại ở dẫn dắt, giới thiệu vấn đề:

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa V đã được tiến hành trong những giờ phút lịch sử đặc biệt: Ở miền Nam đang diễn ra cuộc tổng tiến công và nổi dậy nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam đất nước. Hôm nay, 3–6, tại thủ đô Hà Nội, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa V sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, tự do.”

(Quốc hội của thời kỳ xây dựng đất nước, số 7698, 3/6/1975) - Ví dụ cách mở bài: Giới thiệu thẳng vào vấn đề rồi nêu luận chứng chứng minh và ý kiến bình luận tổng quát:

Tháng 3 năm 1975 này và thời gian tiếp theo sẽ được ghi thành một chương lớn trong lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc ta vì độc lập, tự do. Những thắng lợi dồn dập của 30 ngày chiến đấu vừa qua là chưa từng có trong 30 năm đấu tranh chống xâm lược nhưng lại là kết quả rực rỡ của 30 năm ấy… Tiến đến đâu là đè bẹp và làm sụp đổ cả quân thù đến đó, khác nào đời xưa: một tiếng trống ngạc kình đứt đoạn, hai tiếng trống chim muông sợ

tan, tổ kiến hổng làm toang đê vỡ, trận gió to rung rụng trút lá khô. Đánh sập địch ở Buôn Mê Thuột, bọn chúng ở Plây Cu, Công Tum vội vã tháo chạy. Nhưng lưới trời không thoát. Phú Bồn, Quảng Đức, Lâm Đồng chưa đánh đã tan. Mấy vạn quân ở Thừa Thiên - Huế bị tóm gọn…

Vì sao quân Ngụy lại sụp đổ nhanh chóng? …Đây chính là sự phá sản tan tành của chủ nghĩa thực dân mới, của học thuyết Nich-xơn “Việt Nam hóa chiến tranh”… và nguyên nhân trực tiếp sự sụp đổ không tài nào cứu vãn nổi của quân Ngụy là âm mưu của Mỹ phá hoại hiệp định Pari, kéo dài chiến tranh chống lại nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc, hoàn thành độc lập và dân chủ.

(Một tháng bằng mấy chục năm, số 7643, 7/4/1975) - Ví dụ: Cách mở bài: Đi từ luận chứng  dẫn dắt đến vấn đề  thông

tin bổ sung  bình luận tổng quát:

Nước Việt Nam ta kéo liền một dải gần một nghìn bảy trăm ki lô mét (theo đường chim bay), từ 8,5 đến 23,2 độ vĩ Bắc. Địa hình nhiều vẻ, từ những đồng bằng xấp xỉ mặt biển đến những cao nguyên và triền núi cao hai, ba nghìn mét, cây cỏ bốn mùa xanh tốt. Sông, ngòi đưa phù sa thường xuyên bồi đắp ruộng đồng. Bờ biển dài hơn 3.200 ki lô mét. Vùng biển giàu hải sản. Rừng có nhiều gỗ quý và lâm sản có giá trị. Khí hậu chia làm nhiều vùng, thay đổi theo chiều cao và từ Nam ra Bắc: khí hậu nhiệt đới có pha lẫn nhiều yếu tố á nhiệt đới và ôn đới. Tự nhiên ấy, khí hậu ấy cộng thêm sức lao động sáng tạo của nhân dân ta dưới chế độ xã hội tiên tiến là nguồn tài nguyên vô cùng quí báu của Tổ quốc ta. Đó là những điều kiện đủ cho chúng ta tiến lên xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó nghề nông, nghề cá, nghề rừng đều phát triển.

Với sự thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, chúng ta có thêm điều kiện kinh tế - xã hội để biến những khả năng tiềm tàng to lớn đó thành hiện thực.”

Kết quả khảo sát tư liệu như bảng trên cho thấy: cách mở bài đi từ khái quát đến chi tiết (Giới thiệu vấn đề  nêu luận chứng chứng minh  bình luận tổng quát) chiếm tỷ lệ lớn nhất 56,7%; Đứng thứ hai là cách đi từ chi tiết, cụ thể đến khái quát (Luận chứng  dẫn dắt đến vấn đề  thông tin bổ sung/ bình luận tổng quát) cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao, chiếm 33,3%. Thấp nhất là cách mở bài chỉ dừng lại ở dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, chiếm 10%.

Cũng từ những cách mở bài như trên mà chúng ta nhận ra một đặc điểm riêng của cấu trúc xã luận đó là chức năng của mở bài xã luận không hoàn toàn tương thích với mở bài của một văn bản điển hình. Nếu như mở bài của một văn bản điển hình hầu như chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, dẫn dắt tới vấn đề sẽ triển khai trong phần thân bài thì mở bài của xã luận lại có thêm các thông tin chứng minh, bình luận. Nó khiến cho vấn đề trở nên rất rõ ràng, cụ thể ngay từ phần đầu của văn bản, giúp người đọc nắm bắt một cách chính xác, không bị nhầm lẫn. Ý kiến quan điểm của tòa soạn trước vấn đề đó cũng đồng thời được bộc lộ, góp phần định hướng dư luận.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn xã luận trên báo Nhân dân năm 1975 (Trang 50)