Đối với các bộ, ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 89)

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠ

3.2.2. Đối với các bộ, ban ngành liên quan

Uỷ ban chứng khoán nhà nước:

Tái cấu trúc thị trường và các công ty chứng khoán: Hiện nay số lượng các công ty chứng khoán vào khoảng trên 100 công ty, như vậy là quá nhiều so với quy mô và nhu cầu của thị trường. Trong đó số lượng công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ chiếm 80% trong tổng số công ty chứng khoán trên thị trường. Do vậy, uỷ ban chứng khoán nhà nước cần đẩy nhanh việc tái cấu trúc các công ty chứng khoán, loại bỏ các công ty chứng khoán làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, để khôi phục lại uy tín cho thị trường.

Đồng thời cần áp dụng quy định huỷ niêm yết bắt buộc với các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường mà có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp.

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và cho áp dụng các biện pháp khác như được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong phiên, nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, giảm thời gian thanh toán tiền bán chứng khoán và tiến tới rút thời hạn giao dịch xuống còn T+0 như thông lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước:

Cần theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất kịp thời, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong việc áp dụng các mức lãi suất theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đề ra, giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng thương mại.

Xem xét và sửa đổi lại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012(về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả), vì không đưa chứng khoán vào nhóm khuyến khích. Do đó cần nới lỏng tín dụng ngân hàng đối với chứng khoán bằng việc đưa chứng khoán vào nhóm khuyến khích vì thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn

quan trọng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên cũng phải được xếp vào nhóm sản xuất kinh doanh để được ưu tiên cấp tín dụng.

Bộ tài chính:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển, xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ hoàn chỉnh, hiện đại làm quy chuẩn cho thị trường trái phiếu thông qua việc triển khai các giải pháp như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường và cơ sở nhà đầu tư, cải tiến kỹ thuật và quy trình phát hành, từng bước xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu.

Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện huy động vốn một cách tốt nhất cho các công ty cổ phần: Tạo tính thanh khoản cao trong thị trường thứ cấp theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế như: quy định tỷ lệ ký quỹ và ký quỹ bằng chứng khoán, áp dụng giao dịch liên tục và giao dịch trong ngày. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền phổ cập và nâng cao kiến thức cho công chúng cũng như các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán nhằm tăng cường sự hiểu biết và quảng bá hình ảnh thị trường chứng khoán ra công chúng. Đồng thời đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực cho thị trường chứng khoán, bao gồm cả các chuyên gia về quản lý danh mục đầu tư, phân tích đầu tư chứng khoán. Vì vậy, bộ tài chính cần thành lập các trung tâm đào tạo nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán với sự quy tụ của các chuyên gia trong và ngoài nước cùng kết hợp với công nghệ thực tế, qua đó phổ cập kiến thức chứng khoán đến với công chúng.

Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế: Rà soát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp lớn (nhóm ngành chiến lược cần đầu tư mạnh mẽ) để hướng dẫn thủ tục phát hành trái phiếu quốc tế, xem xét phát

hành trái phiếu dài hạn 10 năm, với lãi suất và khối lượng phù hợp nhằm thu hút vốn trong dần tạo lập thước đo lãi suất chuẩn cho thị trường vốn trong nước. Bộ tài chính, NHNN phối hợp hoàn chỉnh khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường vốn, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường dịch vụ tài chính.

Các ngân hàng thương mại:

Các NHTM cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vay vốn bằng cách: Các ngân hàng nên rà soát, tái cơ cấu lại các khoản nợ, khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thủ tục cho vay vốn, đẩy nhanh thẩm định hồ sơ vay vốn, hạn chế và loại bỏ những tiêu cực, chi phí ngầm liên quan đến cho vay vốn của nhân viên ngân hàng.

Đồng thời, các NHTM cần chủ động, linh hoạt trong việc thực thi các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước như các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, mức lãi suất huy động, lãi suất cho vay, nhằm hạn chế những bất lợi xảy ra, đảm bảo hiệu quả hoạt động cho các NHTM, đồng thời đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

Các bộ, ban ngành khác:

Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương về kinh tế thương mại nhằm tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty cổ phần Việt Nam nói riêng mở rộng thị trường nước ngoài, mở rộng thị phần. Qua đó, tận dụng được nhiều cơ hội làm ăn mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của các công ty trên trường quốc tế, tạo ra các triển vọng phát triển, phát huy nội lực thông qua các dự án đầu tư mới.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh giữa các ngành kinh doanh cũng như giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách tiếp cận với những nguồn vốn lớn, chi phí thấp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, điều đó một mặt mang lại những thuận lợi cho Việt Nam trong việc tiếp cận với những nguồn vốn mới, mặt khác lại đẩy các doanh nghiệp trong nước trước những thách thức mới đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động ứng phó nếu muốn đững vững và phát triển trên thị trường. Huy động vốn từ đâu, với cách thức như thế nào, phân bổ tỷ lệ huy động ra sao, luôn luôn là các câu hỏi thường trực cho các doanh nghiệp.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn trong doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực đối với mối doanh nghiệp, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Luận văn “Tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến ” đã tập hợp và hệ thống khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về vốn và phương pháp huy động vốn trong doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến. Đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm giảm khả năng huy động vốn của công ty. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của công ty trong thời gian tới.

Mặc dù đã có thời gian tìm hiểu nghiên cứu, song do năng lực và khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên cuốn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót: nhóm giải pháp đưa ra chưa được đa dạng, các chỉ tiêu phân tích thực trạng chưa thật cụ thể, tỉ mỉ, v.v…Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của từ các thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để những nghiên cứu trong cuốn luận văn này có thể phát huy hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w