CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC TIẾN
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Trong ba năm vừa qua, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng của nền kinh tế nước ta, làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước lần lượt rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc. Mặc dù ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt được những kết quả cao nhất, nhưng dưới ảnh hưởng của những khó khăn chung trong nền kinh tế khiến cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm liên
tục trong ba năm vừa qua. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T6/2012 Tổng doanh thu 906.116.250 1.553.988.277 1.453.128.446 491.448.015 Tổng lợi nhuận trước thuế 57.288.628 54.963.354 30.447.324 2.488.086 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
56.802.889 56.311.845 31.637.744 3.347.851
Lợi nhuận ròng 47.864.108 42.098.803 25.658.908 2.184.850
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty các năm 2009, 2010, 2011, quý II//2012)
Trong đó: Tổng doanh thu bao gồm: Doanh thu thuần về hàng hoá và dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Lợi nhuận ròng: đã trừ lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số (nếu có)
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: Tổng doanh thu đạt được năm 2010 cao nhất trong ba năm, nhưng lợi nhuận ròng của năm 2010 lại thấp hơn lợi nhuận ròng năm 2009. Kết quả đó là do năm 2010, giá vốn hàng bán cao hơn rất nhiều so với năm 2009, giá bán ra lại không tăng đáng kể do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như khó khăn trong ngành thép nói riêng, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống. Hơn nữa doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 cũng cao hơn nhiều so với năm 2010,2011. Điều đó chứng tỏ rằng, năm 2009 công ty làm ăn hiệu quả hơn: nhập hàng với giá thấp, bán hàng với giá cao, doanh thu từ hoạt động tài chính cao, mang lại lợi nhuận cao.
Năm 2011, khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống, chi phí tài chính tăng lên (trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ lớn và nhiều nhất trong ba năm), giá vốn hàng bán cao, làm cho lợi nhuận ròng lại giảm
xuống đáng kể, chỉ bằng mức 60,1% lợi nhuận ròng của năm 2010.
Khó khăn lớn nhất phải kể đến là trong sáu tháng đẩu năm 2012, khi nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, rất nhiều doanh nghiệp trong cả nước rơi vào tình trạng phá sản hoặc đứng trước ngưỡng cửa phá sản. Nhưng Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến vẫn đứng vững và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi sự sụt giảm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh so với sáu tháng đầu năm 2011, tổng doanh thu đạt được chỉ bằng 33.8% tổng doanh thu năm 2011, và lợi nhuận ròng đạt được mới chỉ bằng 8.5% lợi nhuận ròng năm 2011. Với tình hình khó khăn của nền kinh tế như hiện nay, đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường tài chính trong nước và thế giới, sự thắt chặt tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, thì sẽ rất khó khăn cho công ty để phấn đấu đến cuối năm có thể duy trì được mức lợi nhuận như năm 2011. Đây là một chỉ tiêu chắc chắn không thể đạt được.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm dần qua các năm: từ 4.351 đồng/ cổ phiếu năm 2009, giảm xuống còn 2.744 đồng/cổ phiếu năm 2010, và xuống mức 1.388 đồng/cổ phiếu năm 2011. Như vậy sự hấp dẫn của cổ phiếu PHT đối với các nhà đầu tư cũng giảm xuống đáng kể, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tóm lại, nhìn vào bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể thấy được rằng: đây là một kết quả không mấy khả quan. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần phải đưa ra những chiến lược thiết thực và hiệu quả hơn nữa để khắc phục tình trạng khó khăn như hiện nay, nhằm đưa công ty lên một tầm cao mới, góp phần vào sự phát triển chung của ngành thép trong nước cũng như nền kinh tế nước nhà.
mại Phúc Tiến