Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác huy động vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 57)

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 5,39 3,63 2,19 0

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác huy động vốn của Công ty

Công ty

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Nhận thức về hoạt động huy động vốn của ban lãnh đạo công ty còn hạn chế: Do công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến là

một doanh nghiệp tư nhân, ban lãnh đạo công ty là những người đi lên từ những hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, sự tiếp cận với những thông tin cũng như những lý thuyết về tài chính tiền tệ còn bó hẹp trong lý thuyết. Hơn nữa, các lý thuyết về quản lý tài chính hiện đại và quản lý vốn cũng chưa được ban lãnh đạo quan tâm và cập nhật thường xuyên, cho nên tất yếu dẫn đến nhận thức không đầy đủ về quản lý vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp. Công tác huy động vốn mang tính thụ động, không có một chiến lược lâu dài về huy động vốn cũng như xây dựng một cơ cấu vốn hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, Hình thức huy động vốn chưa được đa dạng hoá: Hiện nay

huy động vốn của công ty chủ yếu thông qua tín dụng ngân hàng, trong đó vay ngắn hạn chiếm đại đa số. Tín dụng thương mại cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các hình thức huy động nợ. Các hình thức huy động vốn khác như huy động vốn từ lợi nhuận không chia, phát hành trái phiếu, tín dụng thuê

mua hầu như không được công ty áp dụng. Hình thức huy động vốn từ nội bộ công ty, thông qua việc kêu gọi cán bộ công nhân viên và gia đình của họ cho công ty vay vốn bằng tiền mặt hoặc mượn tài sản (cụ thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất) chưa được tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ công nhân viên, chưa có các chính sách khích lệ thoả đáng (lãi suất thấp), vì vậy không thu hút được cán bộ công nhân viên tham gia ủng hộ.

Như vậy, các hình thức huy động vốn kém đa dạng dẫn đến hiệu quả huy động vốn không cao.

Thứ ba, Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm: Trong 3 năm

gần đây, sự khó khăn chung của nền kinh tế kéo theo sự sụt giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, sản lượng tiêu thụ giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến doanh thu cũng sụt giảm đáng kể, lợi nhuận đạt được giảm liên tục trong ba năm gần đây. Tuy nhiên nhu cầu về vốn không giảm bởi công ty vẫn phải thanh toán các khoản phải trả như: lãi vay ngân hàng, nợ gốc đến han phải trả, hay phải trả khách hàng khi đến hạn bởi các hợp đồng đã ký kết trước đó. Vì vậy, doanh nghiệp bằng mọi giá vẫn phải huy động vốn bên ngoài với mức lãi suất cao hơn, dẫn đến chi phí huy động vốn cao hơn và hiệu quả huy động vốn giảm xuống.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, Khó khăn chung của nền kinh tế: Do ảnh hưởng của sự

khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng trong những năm gần đây. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ ngày càng thu hẹp dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng sinh lời giảm, khiến cho các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc vay vốn của các ngân hàng thương mại. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến không tránh khỏi những ảnh hưởng từ sự khó khăn của nền kinh tế. Do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty ngày càng giảm trong những năm gần đây, nên các Ngân hàng thương mại cũng dè dặt hơn đối với các yêu cầu vay vốn của công ty, vì họ dự đoán nhiều rủi ro có thể xảy ra như: công ty sẽ không đảm bảo được khả năng hoàn trả vốn và lãi suất đúng hạn, thậm chí công ty có thể sẽ mất khả năng trả nợ ngân hàng. Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các ngân hàng thương mại thường thận trọng hơn khi tiếp cấp các hạn mức tín dụng cho các công ty nói chung, cũng như Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến nói riêng.

Hơn nữa, khi nền kinh tế suy thoái đã kéo theo hầu hết các doanh nghiệp trong cả nước đều rơi vào tình trạng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản và không ít các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn của công ty thông qua hình thức tín dụng thương mại. Do một số doanh nghiệp là đối tác của công ty (kể cả nhà cung cấp và khách hàng) cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên họ không có khả năng để cung cấp tín dụng thương mại cho công ty. Vì vậy, nguồn vốn huy động thông qua hình thức này sẽ bị giảm đáng kể, hoặc thời gian mà các đối tác cấp tín dụng thương mại cho công ty sẽ bị rút ngắn nhiều. Như vậy, khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động lớn đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của công ty.

Thứ hai, Sự phát triển của thị trường tài chính: Sự phát triển không

đồng bộ của thị trường tài chính dẫn đến mức độ tích tụ và phân khúc thị trường cao, cùng với sự xuất hiện của thông tin không cân xứng khiến cho việc huy động vốn qua thị trường tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế.

Đặc biệt, thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính nước ta. Tuy nhiên hoạt động của thị trường này còn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, sự khủng hoảng của thị trường tài chính tiền tệ thế giới, kéo theo đó là sự sụt giảm trầm trọng của thị trường tài chính

tiền tệ Việt Nam khiến cho thị trường chứng khoán nước ta trở nên ảm đạm, các giao dịch trên thị trường chứng khoán giảm sút, các chỉ số mất điểm mạnh, thị trường không có sự bứt phá, các mã cổ phiếu giảm giá liên tục, hoạt động của thị trường chứng khoán ngày càng xuống dốc. Nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu để “chạy”. Tính thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh, giá trị giao dịch bình quân trong năm 2011 chỉ bằng 40% mức bình quân của năm 2010, giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời kỳ đỉnh. Thị trường trượt giảm, giá cổ phiếu rớt mạnh với hơn 60% cổ phiếu niêm yết trên hai sàn giao dịch có giá dưới mệnh giá (dưới 10.000 đồng/cổ phiếu), các cổ phiếu đắt giá một thời như cổ phiếu của ngân hàng, chứng khoán cũng lao dốc không phanh. Cụ thể, cổ phiếu PHT năm 2009, thời điểm cao nhất đạt 47.000 đồng/cổ phiếu, nhưng đến nay giá cổ phiếu PHT chỉ ở khoảng 5.700 đồng/cổ phiếu, trong khi mệnh giá cổ phiếu PHT là 10.000 đồng. Giá trị giao dịch cổ phiếu PHT rất thấp, thậm chí có những phiên không có giao dịch. Như vậy, cùng với sự giảm giá cổ phiếu là sự sụt giảm về khối lượng giao dịch trên sàn chứng khoán, giá trị các khoản giao dịch thấp khiến cho tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán thấp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và hiệu quả nguồn vốn huy động của công ty qua kênh huy động này.

Thứ ba, yêu cầu của các ngân hàng thưong mại và tổ chức tín dụng:

Yêu cầu của các ngân hàng và tổ chức tín dụng ngày càng chặt chẽ và thiếu linh động, thủ tục cho vay vốn rườm rà, phức tạp, quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài, còn nhiều hạn chế và tiêu cực trong hoạt động cho vay vốn của nhân viên ngân hàng.

Trong việc thực hiện các gói hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng trong những năm vừa qua, động thái của các ngân hàng thương mại cũng có những chiều hướng khác nhau. Các NHTM lớn thì

tích cực triển khai các gói hỗ trợ. Các NHTM nhỏ thì e dè với các gói hỗ trợ này vì họ còn nhiều vướng mắc trong việc tiến hành các gói hỗ trợ liên quan đến đối tượng được hưởng hỗ trợ, kiểm soát việc sử dụng vốn sau giải ngân, cũng như những rủi ro về lãi suất đối với ngân hàng trong trường hợp ngân hàng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Vì vậy, yêu cầu chặt chẽ của các ngân hàng là một rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w